Ngạn ngữ Tây Ban
Nha
Tôi thật sượng sùng khi bước vào năm đầu tiên ở trường trung học.
Rời trường cấp II với cương vị lớp trưởng và tư cách đàn chị, bây giờ thật lạ
lẫm khi phải bắt đầu ở vị trí tân binh. Đã thế, mấy đứa bạn thân của tôi đều học
ở các trường khác rồi, chỉ còn mình tôi bơ vơ.
Mỗi khi về thăm thầy cô cũ, tôi thường được khuyên nên tham gia
những hoạt động đội nhóm để có dịp gặp gỡ bạn mới, rồi thế nào tôi cũng yêu
thích trường mới. Lời khuyên của họ đã an ủi tôi phần nào.
Một chiều chủ nhật, gió thu lạnh lẽo rít từng cơn, tôi đang ngồi làm
bài tập bên bàn. Mẹ chất thêm củi vào lò sưỏi cho nhà thêm ấm áp. Con mèo lông
đỏ nằm trên đống sách vở, kêu gừ gừ, thỉnh thoảng khều khều cây viết cho vui. Nó
vốn hay quấn quýt tôi lắm - chẳng gì tôi cũng đã cứu sống nó hồi nó còn bé xíu
mà.
Đột nhiên, tôi ngửi thấy mùi gì là lạ, và chợt thấy... khói luồn qua
rui nhà. Nó lan nhanh đến nỗi tôi mờ cả mắt. Lật đật tìm cửa, chúng tôi vừa chạy
thoát ra sân trước thì toàn bộ mái nhà đã nằm gọn trong biển lửa. Tôi chạy bổ
đến nhà hàng xóm gọi cứu hỏa, còn mẹ lại lộn ngược trở vào nhà.
Rồi mẹ bươn ra ngay, mang theo chiếc hộp kim loại đựng các giấy tờ
quan trọng. Mẹ đặt cái hộp xuống bãi cỏ, và trong tình trạng gần như phát cuồng,
mẹ lại đâm trở vào nhà. Tôi biết mẹ nhất định không để hình ảnh và thư từ của ba
bị lửa thiêu rụi. Chúng là những thứ duy nhất mẹ giữ để nhớ về ba. Tuy vậy, tôi
vẫn gào:
- Mẹ! Đừng!
Tôi định lao theo mẹ thì bị một bàn tay to lớn giữ lại. Cố thoát ra
khỏi bàn tay gọng kềm của người lính cứu hỏa, tôi thét vang:
- Mẹ cháu ở trong đó mà!
- Sẽ ổn thôi, họ sẽ đưa mẹ cháu ra - Chú trấn an tôi.
Chú ấy choàng cho tôi một tấm mền và ấn tôi ngồi vào xe, trong khi
đồng đội của chú lao vào nhà chữa cháy. Không lâu sau, một chú lính khác dìu mẹ
tôi ra. Chú hối hả đưa mẹ vào xe và chụp mặt nạ ôxy lên mặt mẹ. Tôi lao tới ôm
chặt lấy mẹ, lo sợ phải mất bà.
Năm tiếng đồng hồ sau, ngọn lửa được dập tắt. Cả ngôi nhà đã ra tro.
Định thần lại, tôi choáng váng khi không thấy con mèo của mình đâu! Trong cơn
hoảng loạn, tôi đã quên mất nó. Bao nhiêu chuyện cùng ập đến một lúc - trường
mới, ngọn lửa, con mèo - tôi sụp xuống, khóc rấm rứt.
Tối đó chúng tôi không được phép vào nhà vì quá nguy hiểm, mà phải
sang nhà ông bà ngủ qua đêm. Tôi thẫn thờ lo cuống lên cho con mèo, dù cả nhà ai
nấy chỉ còn mỗi bộ đồ đang mặc trên người và mấy cái mền của đội chữa
cháy.
Sáng thứ hai, tôi đến trường với bộ đồ duy nhất còn lại và mang đôi
giày của dì. Ước gì mình được nghỉ học. Tại sao mẹ không chịu hiểu rằng tôi đang
bối rối lắm? Quần áo thì khác biệt, không có sách vở hay cặp táp gì (cả cuộc
sống của tôi đựng trong cái cặp táp đó!). Phải chăng định mệnh buộc tôi phải trở
thành người vô gia cư mãi mãi? Có thể lắm. Tôi chỉ muốn thu mình lại hay chết
quách đi cho rồi.
Tôi tới trường như một cái xác không hồn. Mọi thứ đều trở nên mờ ảo.
Tất cả cuộc sống êm ấm của tôi - trường cũ, bạn bè, nhà cửa và con mèo - đều đã
mất sạch.
Sau buổi học, khi đi ngang qua chỗ từng là ngôi nhà của mình, tôi
sững người vì những thiệt hại bày ra trước mắt. Ngọn lửa đã nuốt trọn mọi thứ.
Chúng tôi chỉ còn giữ lại được những cuốn album, giấy tờ và một số đồ cá nhân mà
mẹ tôi đã liều mình cứu ra. Con mèo yêu quý của tôi cũng mất dạng. Trái tim tôi
đau nhói.
Chúng tôi phải thuê chỗ ở mới. Không còn thẻ tín dụng hay bất cứ
giấy tờ nào để có thể rút tiền ngân hàng nên phải mượn tiền ông bà. Rồi người ta
cũng dọn dẹp đống gạch vụn đi. Nhưng tôi vẫn hay thơ thẩn tạt qua nhà cũ, hy
vọng sẽ tìm thấy con mèo ở đâu đó.
Tôi nhớ nó khủng khiếp, nhớ những khi nó đi theo chọc phá và leo lên
váy mình.
Rồi đột nhiên, mọi người trong trường trung học, kể cả thầy cô, đều
biết cảnh ngộ của tôi. Tôi lúng túng như thể mình phải chịu trách nhiệm cho tai
họa vậy. Cách khởi đầu để nổi tiếng ở trường mới là thế này ư! Quả tình đấy đâu
phải là cách để được mọi người quan tâm mà tôi mong muốn. Những người trước đây
chưa bao giờ nói chuyện với tôi nay xúm lại và hỏi han dồn dập. Điều này mà xảy
ra trước vụ hỏa hoạn thì ắt hẳn tôi kinh ngạc lắm. Hình như độ rày tôi chai cứng
rồi. Ây thế mà, tôi chẳng thể dửng dưng trước cái bàn dài chất đầy quà dành cho
mình ở trong phòng thể dục. Nào là những đồ dùng học tập, sách vở, nào là quần
áo đủ loại - đồ jeans, đồ đẹp có cả. Cứ như là Giáng Sinh vậy! Thật cảm động vô
cùng. Trong thoáng chốc, tôi thở phào khoan khoái và nghĩ mọi chuyện rồi sẽ ổn
thôi. Ngày hôm đó tôi bắt đầu kết bạn mới.
Một tháng sau, tôi trở lại khu nhà cũ, nơi người ta đang xây dựng
lại. Lần này tôi đi với hai người bạn mới. Không còn cảm giác bất an nữa. Âm
lòng biết bao khi mở lòng ra với những người tuyệt vời quanh mình. Ngắm ngôi nhà
đang dần định hình, mường tượng ra phòng ngủ mới, tôi nhận ra mình sắp thoát
khỏi tai ương.
Thình lình, bỗng tôi nghe ai đó hỏi từ sau lưng:
- Có phải con mèo này của cháu không?
Quay lại, tôi không tin vào mắt mình: một người phụ nữ đang bồng con
mèo của tôi! Chẳng để lỡ một phút nào, tôi vội nhào tới đón lấy con mèo từ tay
bà. Tôi ôm chặt nó vào lòng mà nước mắt rơi lã chã xuống bộ lông màu đỏ tuyệt
đẹp của nó. Chú ta gừ gừ sung sương. Các bạn chạy đến ôm lấy tôi, cùng nhảy múa
vòng quanh.
Hóa ra con mèo đã hoảng sợ khi thấy ngọn lửa đến nỗi bỏ chạy xa cả
dặm. Vòng đeo cổ nó có số điện thoại nhà tôi nhưng điện thoại đã bị cháy và đứt
liên lạc. Người phụ nữ tốt bụng này đã giữ nó và khó khăn lắm mới tìm ra tôi.
Chẳng hiểu sao bà lại biết chắc hẳn con mèo này được yêu và được nhớ nhiều như
thế.
Ngồi giữa bạn bè, với con mèo cuộn tròn trên váy, những cảm giác về
mất mát và tai họa dường như nhỏ lại. Tôi cảm thấy biết ơn cuộc đời, bạn bè mới,
lòng tốt của những người lạ mặt. Con mèo đã trở về. Và tôi cũng vậy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét