Việc bạn yêu thích và tôn trọng bản thân đến đâu luôn chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ những mục tiêu của bạn. Chính việc bạn đặt ra những mục tiêu cao và
đầy thử thách cho chính mình và lập các kế hoạch hành động chi tiết trên giấy để
thực hiện các mục tiêu đó sẽ thật sự làm cho lòng tự trọng của bạn tăng lên. Và
điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn về bản thân.
Lòng tự trọng là một điều kiện mà bạn phải có khi bạn từng bước hoàn
thành một việc gì đó quan trọng đối với bạn. Chính vì lẽ đó, vấn đề mấu chốt ở
đây là bạn phải có những mục tiêu rõ ràng cho từng hành động của mình và phải
theo đuổi liên tục để đạt được những mục tiêu đó. Mỗi lần bạn đạt một tiến bộ,
lòng tự trọng của bạn lại được nâng lên và điều này khiến bạn cảm thấy tự tin
hơn và làm việc có hiệu quà hơn trong tất cả mọi việc mà bạn sẽ làm sau
đó.
Yếutố thứ hai trong việc xây dựng lòng tự trọng là có được những
tiêu chuẩn và giá trị rõ ràng - những tiêu chuẩn mà bạn cam kết thực hiện. Người
có lòng tự trọng cao biết rất rõ về những gì mình tin tưởng. Những giá trị và lý
tưởng của bạn cảng cao, cuộc sống của bạn cảng hướng gần hơn đến những giá trị
và lý tưởngđó. Và vì thế, bạn sẽ cảm thấy yêu quý và tôn trọng bản thân mình
hơn, nhờ đó lòng tự trọng của bạn lại được nâng cao hơn.
Lòng tự trọng chỉ được duy trì nếu những mục tiêu và những giá trị
của bạn tương xứng với nhau. Phần lớn những sức ép mà nhiều người trài qua chính
là do họ tin tưởng vào một điều, nhưng lại nỗ lực làm một điều khác. Nếu những
mục tiêu và những giá trị của bạn hòa hợp với nhau, mọi chuyện sẽ khác hẳn. Bạn
sẽ cảm thấy mình tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh như thế nào. Và đó mới chính
là lúc bạn đạt được những tiến bộ thực sự.
Nhiều người nói với tôi rằng họ không hài lòng với công việc của
mình và dường như họ không thể thành công cho dù họ đã hết sức cố gắng. Tôi hỏi
liệu đó có phải là những việc mà họ thật sự quan tâm và tin tưởng hay chưa. Kết
quà là rất nhiều người nhận ra rằng họ không hài lòng với công việc của mình chỉ
bởi vì đó không phải là công việc dành cho họ. Một khi họ thay đổi và bắt đầu
một công việc khác mà họ thật sự yêu thích, tin tưởng, họ bắt đầu đạt được những
tiến bộ rõ rệt và cảm thấy hài lòng với công việc của mình.
Yếu tố thứ ba trong việc xây dựng lòng tự trọng chính là có được
nhiều kinh nghiệm thành công. Một khi bạn đã đặt ra mục đích và các tiêu chuẩn
cho mình, thì việc có thể đo lường được chúng là điều quan trọng. Như thế, bạn
mới có thể tích lũy được những thành công của mình, cả thành công nhỏ lẫn thành
công lớn. Chính việc bạn đặt ra các mục tiêu, chia nhỏ chúng thành những công
việc khác nhau, và tiếp đó là hoàn thành từng công việc một, sẽ khiến bạn cảm
thấy mình như một người chiến thắng. Song cũng cần nhớ rằng bạn không thể đạt
được một mục tiêu mà ngay chính bạn cũng không thể hình dung nổi. Bạn không thể
trở thành một người chiến thắng, nếu bạn không đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng
mà bạn sẽ dựa vào đó để đánh giá thành công của mình.
Giả sử bạn có mục tiêu chính là phải có được một con số doanh thu
nhất định trong thời gian một năm. Nếu bạn chia nhỏ ra thành các mục tiêu theo
từng tháng hoặc từng tuần, thì ngay khi đạt được mục tiêu đầu tiên, bạn sẽ cảm
thấy bản thân mình tuyệt vời như thế nào. Và khi bạn đạt được thêm một mục tiêu,
khả năng làm việc của bạn cũng tăng lên. Nhờ đó, bạn cảm thấy tự tin và nhiệt
tình hơn cho những lần thử thách tới.
Yếu tố thứ tư của lòng tự trọng là việc so sánh với những người
khác. Để đánh giá chất lượng công việc của mình, bạn không nên so sánh với những
tiêu chuẩn trừu tượng, mà hãy so sánh với những người mà bạn biết. Để có được
cảm giác của người chiến thắng, bạn phải biết chắc rằng bạn đang làm tốt như một
số người nào đó, hay thậm chí là tốt hơn họ. Lúc đó, cảm giác của người chiến
thắng cảng vẻ vang hơn, và lòng tự trọng của bạn cũng sẽ tăng lên.
Những người thành công luôn so sánh mình với những người thành công
khác. Họ tìm hiểu về những người đó, học hỏi kinh nghiệm từ họ và nỗ lực để vượt
qua những con người đó, dần dần từng bước một. Cuối cùng, những người thành công
đạt đến mục đích khi họ chỉ còn cạnh tranh với chính bản thân mình và với những
thành công trong quá khứ của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ có được sau khi họ đã
lên đến đỉnh cao và bỏ lại sau lưng những đối thủ khác.
Yếu tố tiếp theo là sự ghi nhận những thành quà của bạn từ những
người bạn tôn trọng. Để có được cảm giác hài lòng về bản thân mình, bạn cần được
những người khác ghi nhận. Bất kỳ lúc nào bạn nhận được lời khen ngợi từ những
người mà bạn ngưỡng mộ và khâm phục, lòng tự trọng của bạn sẽ tăng lên, cùng với
lòng nhiệt huyết và sự náo nức để làm công việc đó tốt hơn nữa.
Yếu tố cuối cùng để xây dựng lòng tự trọng chính là những phần
thưởng xứng đáng với những thành quà của bạn. Có thể đó là những phần thưởng có
giá trị tài chính hay bất kỳ phần thưởng nào, như văn phòng lớn hơn, xe hơn đắt
tiền hơn, hay thậm chí là những kỷ niệm chương hay tờ giấy khen vì những thành
tích xuất sắc... Bất luận là thứ gì, những phần thưởng đó đều có tác động nhất
định làm tăng thêm lòng tự trọng của bạn. Và đôi khi chính bạn cũng không thể
tin được chúng đã khiến cho bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình như thế
nào.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nhận được một phần thưởng nào,
bạn hãy tự thưởng cho chính mình. Chẳng hạn, những người làm công việc điều tra
khách hàng qua điện thoại thường tự thưởng cho mình một tách cả phê sau khi họ
gọi được 10 cuộc điện thoại. Sau 25 cuộc, họ sẽ cho phép mình đi dạo quanh tòa
nhà làm việc. Và sau 50 cuộc gọi, họ sẽ ra ngoài để ăn trưa. Chính những phần
thưởng như thế là động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn và phần thưởng cao nhất
dành cho bạn là sự thành công.
Nguồn: Brian
Tracy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét