This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạt giống tâm hồn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạt giống tâm hồn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Bí mật hạnh phúc - Hạt giống tâm hồn

“You never lose by loving. You always lose by holding back”(Bạn không bao giờ bị mất đi vì yêu thương. Bạn chỉ để mất đi khi cố giữ lại)

- Barbara De Angelis
Bí mật hạnh phúc - Hạt giống tâm hồn

Ngày hôm nay tôi sẽ xóa khỏi sự quan tâm của mình hai ngày: đó là ngày hôm qua và ngày mai.
Ngày hôm qua là kinh nghiệm để học hỏi còn ngày mai sẽ là kết quả của những gì bắt nguồn từ ngày hôm nay.
Hôm nay tôi sẽ đón chào cuộc sống thật mới mẻ với niềm tin chắc chắn rằng ngày này sẽ chẳng bao giờ quay trở lại.
Hôm nay là cơ hội thật sự để tôi sống hết lòng, vì mọi việc đều có thể xảy ra và không ai có thể đảm bảo chắc chắn là tôi sẽ còn trông thấy ánh bình minh của ngày mai.
Hôm nay tôi sẽ xóa đi những nỗi buồn của ngày hôm qua và đầu tư nguồn vốn quỷ giá nhất của mình
- thời gian, vào công việc lớn nhất - cuộc sống.
Tôi sẽ tâm huyết dành từng phút một để biến ngày hôm nay thành một ngày đặc biệt trong đời.
Hôm nay tôi sẽ thách thức mọi trở ngại trên đường đi với một niềm tin là mình sẽ vượt qua.
Hôm nay tôi sẽ chế ngự sự bi quan và chinh phục thế giới với nụ cười trên môi cùng niềm hứng khỏi đón chờ những gì tốt đẹp sẽ đến.
Hôm nay tôi sẽ thực hiện những công việc thường ngày của tôi một trọn vẹn và vui vẻ nhất.
Hôm nay tôi sẽ đứng vững trên mặt đất, nhận thức rõ thực tại và những ước mơ dự định của tương lai.
Hôm nay tôi sẽ dành thời gian để vui sống, chia sẻ và quan tâm đến mọi người. Tôi sẽ giảng hòa với những người thường hay trách cứ và tha thứ cho những người từng mang đến nỗi đau.
Hôm nay tôi sẽ để lại dấu ấn và sự hiện diện của mình trong trái tim mọi người.
Hôm nay tôi xin mời bạn chúng ta cùng bắt đầu một mùa mới với những ngày nắng đẹp, thời điểm mà chúng ta có thể thực hiện được những ước mơ tuổi thơ và làm những gì chúng ta có thể làm được. Và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được ước mơ của mình trong niềm vui thực sự.

***

Vâng, trước đây tôi thường suy nghĩ về những gì của ngày hôm qua và lo lắng quá nhiều về ngày mai mà không thực sự sống trọn vẹn cho ngày hôm nay. Tôi đã không nhận ra được rằng với ngày hôm nay tôi có thể làm thay đổi tất cả. Bí quyết thật giản dị. Tất cả là do suy nghĩ và cách nhìn của mình. Mọi người nói với tôi là tôi đang hạnh phúc, và tôi cũng cảm nhận như vậy. Tôi kể lại bí quyết của mình vì tôi rất mong mọi người đều được hạnh phúc.
- Dịch từ Internet

Sẽ đến lúc - Hạt giống tâm hồn

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sự ràng buộc một tâm hồn.
Sẽ đến lúc - Hạt giống tâm hồn

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra tình yêu không còn là điểm tựa và bên nhau không có nghĩa bình yên.
Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra nụ hôn không phải là lời cam kết và quà tặng khác với lời hứa thật lòng.
Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra không phải mùa nắng nào cũng đẹp.
Và bạn biết chấp nhận thất bại với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng, với sự cao thượng của tuổi trưởng thành chứ không bi lụy, cố chấp của trẻ thơ.
Có ai đi không vấp ngã một đôi lần.
Hãy góp nhặt những mảnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây - trên con đường đã chọn của ngày hôm nay và không trông chờ vào những gì chưa chắc chắn của ngày mai.
Bạn hãy cho đi đừng tiếc nuối, níu kéo. Có ai cho đi mà cảm thấy mất bao giờ.
Và hãy giữ lại những điều đẹp nhất, gieo hạt trồng hoa trên mảnh đất tâm hồn, hơn mỏi mòn đợi chờ ai mang đến.
Và bạn nhận ra rằng mình đã vượt qua.
Cuộc Sống sẽ thêm phần ý nghĩa.
Tự do mơ về những điều sẽ đến.
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ - ngắm nhìn các vì sao.
Cảm nhận thật rằng bạn đang sốngẽ Bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng.
Dù bất kỳ điều gì xảy ra!
Tất cả là bắt đầu, với tất cả những gì vốn có.
Chờ đón bạn phía trước.
Trong ánh mắt lấp lánh niềm tin.
Của ngày mới đang đến.



- Veronica A. Shoffstall

Người chia sẻ với người khác nhiều nhất - Hạt giống tâm hồn

Tình yêu là tất cả mọi điều. Đó là chìa khóa của cuộc đời và ảnh hưởng của tình yêu làm lay động cả thế giới

- Khuyết danh
Người chia sẻ với người khác nhiều nhất - Hạt giống tâm hồn

Một thầy giáo lớn tuổi đã kể lại cuộc thi mà có lần ông được mời làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm xem đứa trẻ nào có lòng quan tâm đến người khác nhất. Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi.
Gần nhà cậu bé có hai vợ chồng già luôn yêu thương và nướng tựa lẫn nhau. Cho đến một ngày kia, khi bà cụ qua đời, ông cụ buồn đau khôn xiết. Nhìn thấy ông cụ đau đớn, cậu bé đi qua nhà và leo vào ngồi trong lòng ông cụ, và cứ ngồi yên ở đó. Khi mẹ cậu bé hỏi cậu đã nói gì để an ủi ông cụ, cậu bé trả lời:
- Con chẳng nói gì cả, con chỉ giúp cho ông khóc được thôi mà.

Bài học về cách chấp nhận - Hạt giống tâm hồn

Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của một cậu bé gần nhà.
Bài học về cách chấp nhận - Hạt giống tâm hồn

Ngày đó, cậu bé đang tranh tài với các bạn cùng lớp cho một vai diễn trong vở kịch của trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm sức vào vai diễn thử này, mặc dù trong thâm tâm bà biết con trai mình không có năng khiếu diễn kịch. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai vào vai, tôi theo mẹ em đến trường để đón em sau giờ tan học.
Vừa nhìn thấy mẹ, em chạy vội ngay đến, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn hãnh diện và thích thú:
- Mẹ ơi, mẹ đoán thử xem nào?
Em la toáng lên và không thể chờ được, bằng giọng hổn hển, xúc động, em nói luôn câu trả lời mà sau này trở thành bài học cho tôi:



- Con được cô chọn là người vỗ tay và reo hò, mẹ ạ!

Khi bạn vội vã - Hạt giống tâm hồn

(Chú thích: Thời điểm trong câu chuyện là năm 1945, khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhất Bản. )
Khi bạn vội vã - Hạt giống tâm hồn

Hai cha con nhà nọ sinh sống bằng nghề làm nông trên một mảnh đất nhỏ ở miền quê. Mỗi năm, họ lại đánh xe bò nhiều đợt lên thành phố gần đó để bán rau quả, những thứ họ tự tay trồng. Ngoại trừ việc cùng danh tánh và sống chung dưới một mái nhà, hai cha con họ hầu như chẳng có điểm gì giống nhau. Người cha luôn bình tâm trước mọi việc còn người con trai thì lúc nào cũng vội vàng.
Một buổi sáng tinh mơ nọ, hai cha con thức dậy, chất hàng lên chiếc xe bò để bắt đầu một cuộc hành trình dài như mọi khi. Anh con trai tính trong đầu rằng nếu họ đi với tốc độ nhanh hơn và không nghỉ qua đêm, chỉ sáng sớm hôm sau họ sẽ tới được chợ. Thế là anh dùng rơi liên tục thúc con bò, hối nó bước mau hơn.
- Từ từ thôi, con ạ! - Người cha bảo - Từ tốn sẽ giúp con sống lâu hơn đấy.
- Nhưng nếu chúng ta đến chợ sớm hơn những người khác, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội bán hàng giá cao hơn. - Anh con trai cãi.
Người cha không đáp. Ông kéo sụp chiếc nón xuống che mặt và ngủ tại chỗ của mình. Thấy thế anh con trai càng bực mình và khó chịu, anh cố thúc con bò đi nhanh hơn nữa.
Bốn giờ sau, họ đi ngang qua một ngôi nhà nhỏ. Người cha thức giấc, mỉm cười và nói:
- Tới nhà chú con rồi. Chúng ta ghé vào hỏi thăm chú ấy một tiếng.
- Nhưng chúng ta đã trễ mất gần một giờ rồi. - Con trai ông càu nhàu.
- Trễ thêm vài phút nữa cũng chẳng sao. Chú và bố là chỗ ruột thịt, có mấy khi gặp được nhau đâu. - Người cha chậm rãi đáp. Rồi họ dừng lại và ghé vào ngôi nhà.
Chàng trai trẻ càng sốt ruột và tức tối khi thấy cha và chú ngồi huyên thuyên cười nói. Gần một tiếng sau, hai cha con anh từ giã người chú và tiếp tục lên đường. Lúc này, đến phiên người cha cầm lái. Khi đến một ngã ba, người cha quẹo xe sang phải:
- Đường bên tay trái ngắn hơn mà bố - Người con nói.
- Bố biết, nhưng đường bên tay phải đẹp hơn nhiều.
- Chẳng lẽ bố không biết quý thời giờ à? - Chàng trai trẻ mất kiên nhẫn.
- Ô, bố quý thời giờ lắm chứ! Chính vì thế bố mới muốn ngắm nhìn cảnh đẹp và tận hưởng trọn vẹn mỗi giây phút.
Con đường mà người cha đi có nhiều khúc uốn quanh, băng xuyên qua những đồng cỏ thật đẹp mọc đầy hoa dại và có cả một dòng suối mát trong chảy dọc theo - thế nhưng người con trai đã để lỡ mất dịp ngắm nhìn phong cảnh đẹp ấy. Anh ngồi nhấp nhỏm bên trong xe, lòng bồn chồn và hết sức lo lắng vì sợ đến trễ. Anh cũng không nhận thấy cảnh hoàng hôn hôm ấy mới đẹp làm sao!
Trời sập tối, hai cha con đến một nơi trông như một khu vườn khổng lồ đầy hương sắc. Người cha khoan khoái hít thở hương thơm làm xao xuyến lòng người của những bông hoa, lắng nghe tiếng suối róc rách và đô xe lại.
- Chúng ta sẽ ngủ lại đây. - ông khoan khoái nói.
- Từ giờ trở về sau con không bao giờ đi cùng với bố nữa. - Anh con trai tức tối nói - Bố thì chỉ thích ngắm hoàng hôn và xem hoa hơn là kiếm tiền!
- Tại sao lại không như thế chứ, đó chẳng phải là những điều đẹp nhất mà từ trước đến giờ con vẫn nói đấy sao?
Vài phút sau, ông thiếp vào giấc ngủ. Trong khi con trai ông nhìn mãi những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, mong cho đêm chóng qua. Đêm như dài vô tận và người con trai chẳng hề chợp mắt.
Trước lúc mặt trời mọc, chàng trai trẻ nhanh chóng đánh thức cha anh dậy. Họ lại tiếp tục đi. Sau khi đi được khoảng một dặm, tình cờ họ gặp một người nông dân đi đường - một người xa lạ - đang cố kéo chiếc xe ra khỏi một vũng lầy.
- Chúng ta giúp ông ấy một tay đi nào. - Người cha già thì thầm.
- Để mất thời gian nữa à? - Chàng trai như muốn nổi đóa lên.
- Con bớt căng thẳng một chút đi, có thể chính con cũng đang bị kẹt vào một vũng lầy nào đó. Chúng ta nên giúp đỡ người khác khi họ cần - đừng quên điều đó con ạ!
Anh con trai dừng xe mà trong lòng hết sức tức giận.
Khi họ giúp người nông dân kia kéo được chiếc xe khỏi chỗ lầy thì đã gần tám giờ sáng. Đột nhiên, có một vùng ánh sáng rất lớn lóe lên như muốn tách đôi bầu trời ra. Sau đó là một âm thanh nghe như tiếng sấm. ở xa phía bên kia ngọn đồi, bầu trời trở nên tối đến.
- Chắc là trong thành phố có mưa dông lớn. - Người cha đoán.
- Nếu chúng ta nhanh chân hơn, có lẽ giờ này chúng ta đã bán gần hết hàng rồi - Người con lầm bầm.
- Bình tĩnh đi... con sẽ sống lâu hơn, và con sẽ tận hưởng cuộc sống được nhiều hơn. - ông già nhẹ nhàng khuyên nhủ con mình.
Khi hai cha con ông đến được ngọn đồi mà trông xuống sẽ thấy toàn cảnh thành phố, trời đã xế chiều. Họ dừng lại và nhìn xuống phía bên dưới một lúc lâu. Không ai nói với nhau một lời nào. Cuối cùng, chàng trai trẻ đặt tay lên vai cha anh rồi nói:
- Con đã hiểu những lời bố nói rồi.



Họ quay chiếc xe lại và bắt đầu trở về nhà, rời xa cái thành phố có tên là Hiroshima của Nhật Bản.

Bộ đồ của ba - Hạt giống tâm hồn

Lúc nhỏ, bộ đồ ba mặc luôn khiến tôi thấy sượng sùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống mấy vị bác sĩ, luật sư chứ không như cách tôi trông thấy ba vào những sáng oi bức khi ba thức dậy sớm để chiên trứng cho tôi và mẹ.
Bộ đồ của ba - Hạt giống tâm hồn

Ba ưa mặc chiếc quần jeans cũ mèm, với những dấu dao nhíp ở đũng quần, và chiếc áo vải với thật nhiều móc khóa, gài đủ thứ bút viết, thuốc lá, mắt kính, cờ-lê, tuốc-nơ-vít ở các túi. Giày của ba là loại có mũi bằng thép, rất khó cỏi ra nên tôi thỉnh thoảng cỏi giày giùm ba mỗi khi ông đi sửa máy lạnh về. Mà nghề nghiệp của ba cũng làm tôi thấy xấu hổ ghê gơm.

Tuy vậy, vì hãy còn là con nít nên tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước mặc đồ của ba và săm soi trước gương. Trí tưởng tượng của tôi biến áo ba thành áo choàng của vua, và dây thắt lưng thành bao súng của lính. Tôi thường mặc áo lót của ba đi ngủ. Chính nhờ cái mùi mồ hôi quen thuộc trên cổ áo ba mà tôi trấn át được nỗi sợ bóng tối của mình. Nhưng đến mấy năm gần đây tôi bắt đầu ước chi ba bán quách mớ quần jeans đi để đổi lấy quần kaki và thay những đôi giày cổ lỗ SĨ bằng giày đế phẳng hợp thời trang hơn. Tôi cũng thôi không mặc đồ ba khi đi ngủ. Và cuối cùng thì mơ về một người cha khác.

Tôi đổ lỗi cho cách ăn mặc của ba đã gây nên những thất bại trong đời mình. Khi bị bọn con trai bắt nạt, tôi cầu mong chúng nhìn thấy ba đội nón cao bồi, cỏi trần và dẫn chó đi dạo. Tôi cảm tưởng như bọn con gái cười nhạo tôi vì thấy ba tôi mang đôi giày đen xì tự xén cỏ. Gia đình bọn nó thuê người khác cắt tỉa bãi cỏ (tôi tin chắc là họ ăn mặc cũng đẹp hơn ba tôi); trong khi ba tụi nó thảnh thơi dạo du thuyền trên vịnh, diện áo len màu vàng chanh và đi giày xăng-đan đắt tiền.

Ba chỉ mua có hai bộ đồ vét trong đời. Ba thích ăn mặc sao cho thoải mái để có thể dễ dàng chui xuống gầm xe. Thế nhưng, vào trước ngày kỉ niệm 20 năm ngày cưới của ba mẹ, ba cùng tôi tới tiệm Sears - cửa hàng quần áo nổi tiếng trong vùng. Suốt buổi trưa ba thử hết bộ này đến bộ kia. Mỗi bộ, ba đều bước đến trước gương, mỉm cười và gật đầu, hỏi giá rồi lại đi tìm bộ khác. Có lẽ ba thử đến cả chục bộ trước khi lái xe qua một cửa hàng giảm giá và mua ngay một bộ mà chẳng cần phải thử. Tối hôm đó, mẹ tôi mãi xuýt xoa là bà chưa từng thấy người đàn ông nào đẹp trai hơn thế.

Song, hôm ba mặc bộ đồ ấy đi dự lễ phát thưởng lớp 8 của tôi thì tôi ước gì ba ở nhà còn hơn. Sau buổi lễ (tôi được chọn là Học sinh Uu tú toàn diện), ba vừa thay bộ đồ bạc màu vừa khen ngợi thành tích của tôi. Khi ba vào ga-ra để rửa xe, tôi đánh bạo nói hết với ba về điều bị coi như sai trái đã sỉ nhục tôi ở tuổi 14.
- Tại sao ba không ăn mặc "tử tế" như ba của mấy đứa bạn con? - Tôi chất vấn.
Ba sửng sốt nhìn tôi với ánh mắt đau buồn, cố tìm câu trả lời. Rồi trước khi đi khuất vào ga-ra ba nói:
- Ba thích bộ đồ của mình.
Đến khi chính chắn hơn, tôi nghiệm ra rằng bọn con gái tránh né tôi không phải vì ba tôi, mà chính vì tôi, con trai của ông. Tôi nhận ra câu nói của ba tối hôm đó rõ ràng hàm ý là: "Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài; và ba không thể tiêu phí đồng xu nào cho bản thân bởi vì con cần nhiều thứ". Ba chẳng cần nói thêm lời nào, nhưng tôi hiểu ba muốn nói: "Ba hy sinh để cuộc đời con sau này sẽ khá hơn cuộc đời ba"
Lễ tốt nghiệp trung học của tôi, ba đến dự trong bộ đồ mẹ mới mua hồi sáng sớm. Không hiểu sao ba có vẻ cao ráo đẹp trai và bệ vệ hơn những ông bố khác. Khi ba đi ngang, họ nhường lối cho ba - dĩ nhiên không phải vì bộ đồ mà vì con người ba. Nhận thấy sự tự tin trong dáng vẻ đường hoàng và niềm tự hào trong mắt ba, các bác sĩ và luật sư cư xử với ba thật lịch sự và trân trọng. Sau đó về nhà, ba cất ký bộ đồ tầm thường nhất của tiệm Sears ấy vào tủ. Và mãi cho đến lễ tang của ba, tôi không bao giờ trông thấy nó một lần nào nữa!
Tôi không biết ba đã mặc đồ gì khi mất. Nhưng lúc ấy ba đang làm việc nên ắt hẳn là ba đang mặc bộ đồ ưa thích của mình. Điều đó an ủi tôi nhiều lắm. Mẹ định tẩm liệm ba trong bộ đồ của tiệm Sears, nhưng tôi thuyết phục mẹ gỏi đến nhà tang lễ cái quần jeans cũ, chiếc áo vải và đôi giày sờn mép của ba.


Buổi sáng hôm tang lễ, tôi lấy dao nhíp đục một lỗ trên dây thắt lưng của ba cho nó vừa với eo mình. Xong, tôi mặc bộ đồ tiệm Sears của ba vào. Thu hết can đảm, tôi nhìn mình trong gương. Đó! Ngoại trừ bộ đồ, dáng vẻ tôi mới nhỏ bé và tầm thường làm sao. Một lần nữa, như thời thơ ấu, bộ đồ lại lùng thùng phủ lên thân hình còm nhom của tôi. Mùi của ba lại phả lên mơn trơn khuôn mặt tôi, nhưng không thể nào an ủi tôi được. Tôi không chắc lắm về vóc người của ba - tôi đã không còn là thằng bé nông nổi từ lâu rồi. Đứng lặng trước gương, nước mắt dâng trào, tôi cố tưởng tượng ra "mình sẽ như thế nào trong quãng đời sau này" - những ngày tôi sẽ lớn lên trong bộ đồ của ba.

Chiếc bình vỡ - Hạt giống tâm hồn

Hạnh phúc đồng hành nơi tình bạn. 

- Pam Brown
Chiếc bình vỡ - Hạt giống tâm hồn

Nổi bật trong số những đồ trang trí và những món nữ trang trưng bày trong phòng của một cô bé 15 tuổi là một chiếc bình bằng gốm màu xanh da trời, có vẽ hình những bông hoa màu sắc sặc sỡ. Đó không phải là một chiếc bình đẹp và nguyên vẹn. Nó đã bị rạn nứt ở nhiều nơi. Dù chủ nhân của chiếc bình đã lắp ghép cẩn thận những mảnh vỡ lại, nhưng nhìn từ xa người ta vẫn có thể thấy những vết nứt chi chít của nó. Nếu chiếc bình ấy có thể cất được thành lời thì nó sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện của hai cô gái và tình bạn tuyệt vời giữa họ.

Amy và June quen nhau trên một chuyến bay khi hai cô bé cùng theo cha từ Bangkok trở về nhà - hai ông bố vốn là đối tác làm ăn của nhau và họ đến Bangkok để tham dự một cuộc họp. June ngồi ở phía sau Amy. Khi bay được nửa quãng đường, Amy ngập ngừng quay lại và đưa cho June một bình hoa màu xanh da trời bằng gốm. Cử chỉ ấy tuy không trang trọng lắm nhưng với hai cô bé điều đó đã được xem như một lời giới thiệu và một vật ký niệm đánh dấu cho tình bạn của họ. June nhận lấy món quà rồi cả hai đều nhìn nhau cười bẽn lẽn. Thế là ngày hôm ấy, tình bạn giản dị giữa hai bé gái cùng bốn tuổi, Amy và June, đã được giao kết.

Nhiều năm trôi qua, Amy và June cùng nhau lớn lên. Họ chơi chung, học chung và lẽ đương nhiên, họ trở thành những người bạn tâm giao, tin cậy nhất của nhau. Bờ vai của Amy là nơi để June gục đầu vào khóc nức nở, kể lể về nỗi đau buồn khi con chó nhỏ của cô bé bị chết trong một tai nạn xe hơi. Lúc Amy bị mọi người chế giễu khi cô trượt té trong một buổi thi năng khiếu thể dục dụng cụ, June đã có mặt ngay bên cạnh Amy để chia sẻ và bênh vực bạn mình. Khi June bỏ nhà ra đi vào năm lên 10 tuổi sau một cuộc cãi vã với mẹ mình thì chính Amy đã khuyên June quay về nhà. Và June đã là người an ủi Amy khi người chú thân yêu của cô bé qua đời. June đã trở thành một phần của Amy và ngược lại, Amy cũng chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong cuộc sống của June.

Thế nhưng cuộc đời vốn dĩ chẳng bao giờ êm ái, phang lặng như một thảm hoa hồng. Người ta thay đổi khi đến tuổi trưởng thành - có thể tốt hơn hoặc cũng có thể xấu đi. Đôi khi, những thay đổi này khó lòng được chấp nhận. Và ngay cả những tình bạn đặc biệt nhất cũng có thể đổ vỡ. Năm 14 tuổi, Amy bắt đầu có bạn trai, ở lứa tuổi này, đối với Amy, bạn trai đúng là một món quà trời cho. Amy dành hết thời gian hẹn hò với người bạn trai và càng ngày càng ít gặp June. Dù thấy lòng bị tổn thương, June vẫn luôn cố gắng thông cảm với bạn mình. Cô vẫn có mặt bên Amy sau mỗi lần Amy cãi vã với bạn trai và cần đến cô để giải tỏa nỗi buồn. Còn khi June cần đến Amy thì cô lại đang mê mải ở tận đâu đâu với anh bạn của mình. Và cứ thế, Amy vẫn vô tâm và tiếp tục trút gánh nặng ưu phiền lên June. Đến một ngày, quá buồn và thất vọng về thái độ thờ ơ của bạn mình, June đã gọi Amy sang nhà mình để nói chuyện. Trong khi June cố gắng bày tỏ những khó khăn và ưu tư của mình Amy đã không thèm nghe mà còn gạt phắt lời cô.
- Chuyện ấy nói sau đi.
Sau đó Amy hỏi ý kiến June về việc cô nên mua quà gì cho bạn trai nhân dịp nửa năm ngày họ quen nhau. Thái độ đó của Amy như giọt nước cuối cùng làm tràn ly. June không thể chịu đựng thêm được nữa. Bao nhiêu giận dữ, đau khổ, oán hờn và thất vọng chất chứa trong cô bao ngày chợt dâng trào, cô òa khóc và lớn tiếng với Amy.
- Cậu coi tớ là gì chứ, Amy? Là bạn cậu hay chỉ là một con chó bé nhỏ của cậu? - June nói trong nước mắt. Cô hy vọng là Amy sẽ hiểu ra và xin lỗi mình.
Nhưng không. Amy tìm cách chống chế và hét lại June. Tình bạn gắn bó trong 10 năm của họ đang tan dần trước mắt hai cô gái. Chẳng ai trong họ muốn cứu vãn tình hình.
- Đúng đấy, June! Tớ căm ghét cậu! - Amy hét lên.
Còn gì để nói nữa! June xoe tròn đôi mắt ướt đẫm nhìn sững Amy. Amy quay phắt đi, đừng đừng bước ra khỏi phòng June, kéo cánh cửa đóng sầm lại sau lưng mình. Chiếc bình gốm màu xanh da trời trên kệ lắc lư rồi rơi xuống sàn, vỡ tan thành nhiều mảnh. Nước mắt giàn giụa, June quỳ xuống sàn nhặt lên từng mảnh vỡ. Thế là hết. Hết rồi những tiếng cười khúc khích trong veo của hai đứa. Hết rồi những buổi tán gẫu, những bữa tiệc kéo dài phải ngủ lại nhà nhau. Và cũng hết rồi những lần hai đứa huyên thuyên bất tận trên điện thoại... Hết thật rồi! Tình bạn 10 năm đã vỡ tan tành như chiếc bình mà June đã nâng niu như báu vật suốt bao nhiêu năm, chiếc bình tượng trưng cho tất cả những gì tuyệt vời nhất của tình bạn.

Nỗi đau mất đi người bạn thân nhất, mất đi người mình tin tưởng nhất còn đau xót hơn cả việc bị ngàn vết dao đâm. June gục người trên ghế nức nở. Đây không phải là chuyện cãi nhau ngớ ngẩn nhưng đôi lúc vẫn xảy ra giữa cô và Amy. Lần này quá đỗi trầm trọng và khó lòng hòa giải. Một cảm giác trống trải khủng khiếp chiếm ngự trái tim June. Cô biết tình cảm gắn bó giữa họ chỉ còn là con số không to tương. Cô cũng biết chẳng cách nào có thể hàn gắn lại được. Tất cả đã kết thúc.

Những ngày sau đó, khi gặp nhau ở trường, cả June và Amy đều lạnh lùng và cư xử với nhau như người xa lạ. Không lâu sau lần cãi vã đó, Amy chia tay người bạn trai của cô. June biết lúc ấy Amy đang cần mình nhưng cả hai đều bương bỉnh, tiếp tục giữ thái độ băng giá và xa cách với nhau. Amy không tha thứ cho những lời kết tội "độc ác" của June. Và cả June, cô cũng không tìm được trong trái tim nguội lạnh của mình một chút hơi ấm nào để có thể tha thứ cho Amy. vết thương thể xác và nỗi đau tinh thần đều cần đến thời gian để chữa lành. Cũng giống như chiếc bình gốm vậy. Những mảnh vỡ của nó vẫn nằm nguyên trong ngăn kéo của June. Dau rằng có thể gắn chúng lại với nhau, và dù cẩn thận đến đâu, những vết nứt vẫn còn đó. Một chiếc bình đã vỡ không bao giờ có thể lấy lại sự nguyên vẹn như trước được.

Một năm trôi qua. Đến ngày sinh nhật của June, thay vì vui sương và hạnh phúc, June lại thấy buồn. Cô nhớ lại ngày sinh nhật lần thứ 14 của mình, một tháng trước khi cuộc cãi vã nghiêm trọng xảy ra. Ngày hôm đó thật tuyệt; cô và Amy đã rất vui vẻ bên nhau. Họ cứ khúc khích cười mãi về những điều chẳng đâu vào đâu rồi lao vào giành ăn với nhau. Họ đã cùng thề nguyền rằng tình bạn của họ sẽ mãi mãi không bao giờ đổi thay. Những giọt nước mắt thấm đẫm sự ngọt ngào lẫn đắng cay dâng lên trong khóe mắt của June. Cô vẫn còn nhớ hình ảnh cô bé Amy 4 tuổi đang chìa chiếc bình màu xanh về phía cô.
Có tiếng chuông reo. June bật dậy và chạy ra cửa. Cô đang chờ người chị họ của mình đến. Cánh cửa mở ra. June cứng đờ cả người. Amy đang đứng tại ngưỡng cửa, tay cầm một gói quà nhỏ.
- Tớ chỉ muốn nói rằng tớ...
Hai người bạn thân cũ nhìn nhau, cảm xúc của cả hai đang phản chiếu trên gương mặt của nhau.
- Ch... ú... c si... nh nhật vui vẻ, June.
Cuối cùng thì Amy cũng lắp bắp xong đủ câu. Cô giúi món quà vào tay June rồi chạy nhanh ra đường-. June cảm thấy có điều gì đó thôi thúc mình đuổi theo Amy, nhưng cô vẫn đứng yên. Thay vào đó, cô nhẹ nhàng khép cửa lại.
Về đến phòng mình, June ngồi xuống giường và mở món quà ra. Đó là một chiếc vòng đeo tay. Đính vào đó là một mảnh giấy ghi hàng chữ: "June thân mến, Chúc Mừng Sinh Nhật thứ 15. Amy", và phía cuối là câu tái bút "Tớ xin lỗi". Chỉ vỏn vẹn có ba từ. Ba từ đơn giản mà đong đầy niềm vui trong trái tim June. Cô nhấc điện thoại và gọi Amy. Cùng lúc trong đầu cô nhắc mình là phải hàn gắn lại chiếc bình vỡ. Cho dù nó sẽ không bao giờ có thể hoàn hảo như cũ, nhưng một chiếc bình không hoàn hảo vẫn tốt hơn một chiếc bình vỡ nát.

Vị ngọt tình yêu - Hạt giống tâm hồn

Yêu có nghĩa là không bao giờ nói hối tiếc. 

- Erich Segal
Vị ngọt tình yêu - Hạt giống tâm hồn

Anh gặp chị tại một buổi tiệc. Hôm ấy trông chị thật lộng lẫy. Bao nhiêu chàng trai lịch lãm đến bắt chuyện với chị; còn anh, rất đỗi bình thường và không ai thèm chú ý đến. Khi bữa tiệc gần tàn, anh bước đến mời chị đi uống cà phê. Chị rất ngạc nhiên, nhưng vì phép lịch sự, chị cũng nhận lời.
Nơi họ ngồi là một quán cà phê xinh xắn. Bên cạnh chị, anh quá bối rối đến nỗi chẳng nói được lời nào. Chị thấy khó chịu và có ý định ra về. Bất chợt, chị nghe anh cất tiếng nói với người bồi bàn:
- Anh mang cho tôi một chút muối, được không? Tôi muốn pha vào cà phê.
Mọi người trong quán đưa mắt nhìn về phía anh. Mặt anh đỏ bừng, nhưng anh vẫn bình thản bỏ muối vào tách cà phê của mình và cầm lên uống.
- Tại sao anh lại có sở thích này? - Chị tò mò hỏi.
- Hồi còn bé, gia đình tôi sống ở gần biển và tôi rất thích ra biển chơi đùa - Anh ngập ngừng đáp - Tôi biết cảm nhận vị mặn chát của biển, nó giống y như vị của cà phê pha muối này đây. Và mỗi khi dùng cà phê muối, tôi như được nhắc nhở đến tuổi thơ, đến quê nhà của mình. Tôi nhớ quê tôi lắm! Tôi nhớ song thân mình, họ vẫn còn đang sống ở đó - Nói đến đấy, mắt anh ươn ướt.
Trong lòng chị chợt dâng lên một niềm xúc cảm sâu sắc. Đó là những tình cảm chân thành, xuất phát từ tận đáy lòng anh. Một người đàn ông có thể kể về nỗi nhớ nhà của mình chắc hẳn là người rất yêu mái ấm, biết quan tâm và có trách nhiệm với gia đình. Và rồi chị cũng bắt đầu kể về quê nhà xa xôi của mình, về tuổi thơ và gia đình mình. Cuộc nói chuyện thật sự thú vị và đó cũng là điểm khởi đầu tốt đẹp cho câu chuyện của hai người.
Họ tiếp tục hò hẹn. Càng lúc chị càng nhận ra anh giống như mẫu người mà chị hằng mơ ước: bao dung, tốt bụng, nồng ấm và cẩn trọng. Một chàng trai đáng yêu như thế mà suýt nữa chị đã quay lưng để lỡ mất! Tất cả là nhờ ly cà phê muối của anh!
Rồi chuyện tình của họ cũng diễn ra như bao chuyện tình đẹp khác: nàng công chúa kết hôn cùng chàng hoàng tử và họ sống hạnh phúc bên nhau. Và cứ mỗi lần pha cà phê cho anh, chị không quên bỏ vào một ít muối vì chị biết đó là sở thích của anh.
Bốn mươi năm sau, anh qua đời và để lại cho chị một lá thư:
"Em yêu!
Mong em hãy tha thứ cho anh vì anh đã nói dối em.
Và đó cũng là lời nói dối duy nhất trong suốt cuộc đời anh - cà phê muối. Em còn nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Lúc đó anh đã quá hồi hộp. Thật ra anh muốn gọi một ít đường, nhưng lại gọi thành muối. Thật khó để chữa lại nên anh đành lơ đi và bịa ra câu chuyện về cà phê muối. Anh đã chẳng hề nghĩ rằng chính điều đó đã đưa chúng ta đến với nhau! Đã bao lần, anh muốn thú thật với em về điều ấy, nhưng anh sợ... Lúc này đây, biết mình sắp xa nhau mãi mãi, anh không còn thấy sợ nữa khi thú thật với em điều này: anh không hề thích cà phê muối. Vị của nó mới khủng khiếp làm sao! Nhưng anh đã uống nó cho đến cuối đời kể từ khi anh biết em. Anh không cảm thấy ân hận về những gì anh đã làm cho em. Được sống bên em là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời anh. Nếu được sống một lần nữa, anh vẫn sẽ muốn có em bên mình, cho dù anh có phải uống cà phê muối thêm suốt một cuộc đời nữa. "
Nước mắt chị ướt đẫm cả trang thư.
Một ngày nọ, có người hỏi chị:
- Vị của cà phê muối như thế nào nhỉ?
- Ngọt lắm - Chị đáp.

Giai điệu tuyệt vời - Hạt giống tâm hồn

Nguyên lai chúng ta đều là những thiên thần một cánh; và chúng ta chỉ bay được khi ôm chặt lấy nhau.

- Luciano De Cresehenzo
Giai điệu tuyệt vời - Hạt giống tâm hồn

Mùa xuân năm 1983, bà Margaret Patrick, một phụ nữ da đen, tới trưng tâm người già cô đơn ở Southeast để theo tập chương trình vật lý trị liệu. Khi được giấm đốc dẫn đi thăm cơ sở vật chất, bà Margaret bỗng sựng lại, nhìn trân trân vào cây đàn piano trong góc phòng. Bắt gặp ấnh mắt ấy, bà giám đốc hỏi:
- Có điều gì không ổn với bà chăng?
- Không, - bà Margaret đáp khẽ, - chỉ vì nó gọi lên những ký ức xa xưa. Trước khi bị đột quy âm nhạc đã là lẽ sống của đời tôi.
Rồi người cựu nghệ sĩ dương cầm ấy tư lự kể về những khoảnh khắc thăng hoa trong sự nghiệp của mình. Nhìn bàn tay bà Margaret buông thõng, giám đốc đột nhiên bảo bà hãy ngồi đợi chút xíu. Lát sau, bà quay lại cùng với một phụ nữ dáng người thấp bé, tay chống gậy, tóc bạc trắng, đeo kính dày cộm. Đó là bà Ruth Eisenberg - cũng từng chơi đàn piano và từng đoạn tuyệt âm nhạc sau cơn đột quy. Hơn nữa, cũng giống như bà Margaret, bà cũng là bà ngoại, bà góa và cũng từng bị mất con. Điều khác biệt giữa họ là mỗi người đều còn lại một bàn tay khỏe mạnh: bà Ruth tay phải và bà Margaret tay trái.
- Tôi có cảm giác là hai bà sẽ làm nên điều kỳ diệu.
- Bà giám đốc giải thích.
- Bà có biết bản Van-sơ của Chopin không? - Bà Ruth hỏi. Bà Margaret gật đầu.
Thế rồi cả hai sát cánh trên chiếc ghế dài. Một bàn tay da đen với những ngón dài gầy guộc, và một bàn tay da trắng, ngắn ngủn, tròn trịa lướt thoăn thoắt trên phím đàn. Họ đắm chìm trong thế giới của riêng mình, quên bẵng đi sự hiện diện của những người xung quanh.
Kể từ đó, họ như hình với bóng mang đến tiếng đàn du dương tới hàng triệu khán thính giả. Trên màn ảnh nhỏ, tại nhà thờ, trường học, trung tâm phục hồi chức năng, viện dưỡng lão. Công chúng luôn ngẩn ngơ trước hình ảnh bàn tay vô dụng của bà Margaret quàng sau lưng bà Ruth; và bàn tay yếu đuối của bà Ruth lặng lẽ đặt lên đùi bà Margaret. Thường thì, bàn tay khỏe mạnh của bà Ruth đi nốt còn bàn tay lành lặn của bà Margaret thì đánh đệm theo. Dạo đầu là Chopin, Bach rồi đến Beethoven - nhịp nhàng hơn cả trong mơ. Bà Margaret sung sương bảo:
- Âm nhạc của tôi bị cưóp đi nhưng bù lại tôi có Ruth.
Bà Ruth im lặng, khóe mắt ánh lên niềm hạnh phúc.
Đó là câu chuyện về hai người phụ nữ - bây giờ họ tự gọi mình là Evory và Ivory (gỗ mun và ngà voi - hai vật liệu làm nên chiếc đàn piano).

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Nguồn động viên - Hạt giống tâm hồn

Một số những câu chuyện về sự thành công vĩ đại nhất trong lịch sử đều xuất phát từ một lời động viên hay sự tin tưởng của một người yêu hay một người bạn đáng tin cậy. Nếu không nhờ một người vợ có niềm tin mạnh mẽ như Sophia, chúng tôi hẳn đã không liệt kê giữa những tên tuổi vĩ đại của nền văn học Mỹ cái tên Nathaniel Hawthorne.


Một ngày nọ khi Nathaniel đau khổ đi về nhà và bảo với vợ rằng ông vừa bị mất việc, bà đã khiến ông ngạc nhiên bằng một câu nói phấn khởi.
- Thế thì giờ anh đã có thời gian để viết sách rồi!
- ừ, - ông đáp trong sự lo lắng, - nhưng chúng ta sẽ sống bằng cái gì khi anh đang viết?
Trước sự ngạc nhiên của chồng, Sophia mở một ngăn kéo và rút ra một số tiền đáng kể.
- Em lấy số tiền đó ở đâu vậy? - ông la lên.
- Em vẫn luôn biết rằng anh là một thiên tài. - Bà bảo - Em đã biết rằng một ngày nào đó anh sẽ viết nên một kiệt tác. Cho nên mỗi tuần em đã giữ lại một ít trong số tiền chợ anh đưa cho em. Chỗ này đủ cho chúng ta sống qua một năm.
Với sự tin tưởng và kỳ vọng của vợ, Nathaniel đã cho ra đời một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Mỹ: "Chữ A màu đỏ".

Mãi mãi tuổi 17 - Hạt giống tâm hồn

Những giọt nước mắt đắng cay, xót xa nhất nhỏ xuống những ngôi mộ người thân chính là những lời chưa kịp nói và những điều chưa kịp làm.

- Harriet Beecher Stowe
Mãi mãi tuổi 17 - Hạt giống tâm hồn

Nỗi đau đớn cực độ giày vò tâm trí tôi. Giờ tôi chỉ còn là một con số thống kê vô hồn. Khi mới đến đây, tôi cảm thấy cô độc lạ thường. Tôi ngập chìm trong đau khổ và mong tìm được ai đó cảm thông, chia sẻ.
Nhưng tôi đã không tìm được một sự cảm thông nào. Chung quanh tôi là hàng ngàn thân xác khác cũng bị bầm giập như tôi. Tôi được gắn cho một con số và bị phần vào nhóm những người "Chết vì tai nạn giao thông".
Cái ngày tôi từ giã cõi đời này là một ngày đi học bình thường như bao ngày khác. Chao ôi, ước gì lúc ấy tôi đã chịu đi xe buýt! Nhưng tôi đã quá ác cảm với xe buýt. Tôi nhớ là mình đã làm mình làm mẩy với mẹ để lấy xe hơi đi cho bằng được.
- Cho con lái đi mà mẹ. - Tôi nài nỉ. - Bạn con đứa nào cũng đi xe hơi cả mà có sao đâu.
Khi chuông reng lúc 2 giờ 30 phút chiều, tôi quẳng vội sách vở vào ngăn tủ của mình và tự nhủ: "Mình được tự do đến sáng mai!".
Tôi chạy nhanh đến chỗ đậu xe, hứng chí với ý nghĩ sẽ được ngồi sau tay lái chiếc xe hơi và muốn làm gì với nó thì làm.
Tai nạn xảy ra như thế nào giờ đây không còn quan trọng nữa. Tôi đã làm điều dại dột - phóng xe rất nhanh và trổ tài lạng lách. Nhưng lúc ấy tôi lại đang cho rằng đó là sự tận hưởng tự do của mình và lấy đó làm điều khoái trá. Điều cuối cùng tôi còn nhớ là tôi mới vừa chạy ngang qua một bà cụ có vẻ như đang đi rất chậm. Rồi tôi nghe một tiếng va chạm lớn, người tôi bị chao đảo khủng khiếp. Kiếng và sắt thép văng ra khắp nơi. Toàn thân tôi như bị lộn nhào cả lên. Tôi nghe một tiếng thét kinh hoàng từ chính miệng mình và rồi không biết gì nữa cả.
Bổng nhiên tôi tỉnh dậy, chung quanh hoàn toàn im lặng. Một nhân viên cảnh sát đang đứng phía trên tôi bên cạnh một bác sĩ. Toàn thân tôi đầy thương tích. Cả người tôi đẫm máu. Những mảnh kiếng vụn nhọn hoắt găm khắp thân tôi. Điều lạ lùng là tôi không cảm thấy đau đớn gì cả. Này, đừng kéo tấm vải phủ kín mặt tôi như vậy chứ! Tôi không thể chết. Tôi chỉ mới 17 tuổi. Tối nay tôi còn có hẹn với bạn gái tôi nữa. Bao nhiêu điều thú vị trong cuộc sống còn đang chờ đợi tôi phía trước. Tôi vẫn chưa thụ hưởng hết mà. Không! Không! Tôi không thể chết được!
Rồi người ta đặt tôi vào trong một cái hộc. Gia đình đến nhận dạng tôi. Tại sao người thân phải chứng kiến tôi trong tình trạng như thế này? Tại sao tôi phải nhìn vào mắt của mẹ khi mẹ đang phải đương đầu với nỗi đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời mình? Cha trông già sọm hẳn đi. Cha nói với người đàn ông trực ở đấy:
- Vâng! Đó chính là con trai chúng tôi.
Đám tang cũng thật kỳ lạ. Tôi thấy tất cả họ hàng và bạn bè đi về phía quan tài mình nằm. Họ nhìn tôi bằng đôi mắt buồn bã nhất mà tôi từng thấy. Một vài đứa bạn tôi khóc sụt sùi. Vài cô gái sờ vào tay tôi và nức nở quay đi.
Ai đó làm ơn đánh thức tôi dậy! Tôi xin các người. Hãy đem tôi ra khỏi chỗ này. Tôi không thể chịu đựng nỗi khi nhìn thấy cha và mẹ đau khổ như thế. Ông bà tôi suy sụp, bước đi không vững. Anh chị em tôi thờ thẫn như những bóng ma và cử động như người máy. Mọi người bằng hoàng. Không ai tin được chuyện này. Chính tôi cũng không tin.
Làm ơn đừng chôn tôi! Tôi không chết!
Tôi có nhiều chuyện phải làm! Tôi muốn cười đùa và chạy nhảy trở lại.
Tôi muốn ca hát và nhảy múa. Làm ơn đừng chôn tôi dưới lớp đất kia!
"Con hứa nếu Thượng Đế cho con thêm một cơ hội nữa, con sẽ là người lái xe cẩn thận nhất trên thế giới này. "
Tất cả những điều tôi muốn là hãy cho tôi thêm một cơ hội nữa.
"Làm ơn đi Thượng Đế, con chỉ mới 17 tuổi thôi. "

Lỗi lầm - Hạt giống tâm hồn

Phương thuốc chữa khỏi mọi bệnh tật, lỗi lầm, nỗi bận tâm, ưu phiền và tội lỗi của con người, tất cả đều nằm ở một từ yêu". Đó là sức mạnh tuyệt vời để sản sinh và tái tạo sự sống.

- Lydia Maria Child
Lỗi lầm - Hạt giống tâm hồn

Tôi gặp gia đình của Jane White khi tôi bước vào năm đầu tiên của đời sinh viên. Tôi và cô ấy học chung một lớp. Lần đầu tiên tôi đến nhà Jane, tôi cảm thấy không khí ấm áp như ở nhà mình, dù gia đình họ hoàn toàn chẳng có chút gì giống gia đình tôi.
Trong gia đình tôi, khi có bất cứ chuyện gì không hay xảy ra, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm là tìm ra người nào phạm lỗi.
- Đứa nào bày ra như thế này? - Mẹ tôi sẽ hỏi ngay như vậy khi thấy nhà bếp bề bộn ngổn ngang.
- Cái này chắc là tại Catherine hết đây! - Cha tôi sẽ khẳng định như vậy khi chiếc xe hơi bị hư hay máy rửa chén ngừng chạy.
Ngay từ hồi còn nhỏ, mấy anh chị em tôi đã quen với việc mách tội của nhau. Chúng tôi đã dành hẳn một chỗ cho việc đổ lỗi: tại bàn ăn.
Nhưng gia đình họ White này thì không như vậy. Họ chẳng quan tâm đến việc ai đã phạm sai lầm gì. Họ lướt qua những lỗi lầm của nhau và tiếp tục vui vẻ sống. Vẻ đẹp đáng quý ấy đã thấm sâu trong tôi vào cái mùa hè mà Jane chia tay cuộc sống.
Gia đình White có sáu người con: ba trai và ba gái. Một người con trai đã chết từ bé, có lẽ chính vì thế mà năm anh em còn lại rất gần gũi nhau.
Đó là một ngày tháng bảy, mấy chị em gái của Jane và tôi quyết định lái xe lên New York chơi. Từ Florida, nơi họ ở, đến New York khá xa. Lúc ấy, Amy, con gái út trong nhà, mới tròn 16. Cô bé mới lấy được bằng lái nên rất hãnh diện và hào hứng khi được lái xe trên đường đi. Amy vui vẻ khoe tấm bằng của mình với mọi người nó gặp.
Ban đầu, chị Sarah và Jane thay nhau xem chừng Amy lái, nhưng đến những quãng đường vắng vẻ, họ đã để Amy tự lái một mình. Chúng tôi dừng lại ăn trưa. Sau đó, Amy tiếp tục cầm lái. Đến một giao lộ khi đèn đỏ bật lên, chẳng biết do bối rối hay lơ đễnh không trông thấy, Amy vẫn tiếp tục chạy qua. Một chiếc xe tải đã đâm sầm vào xe chúng tôi.
Jane chết ngay tức khắc.
Tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Và điều khó khăn nhất mà tôi phải làm lúc ấy là gọi về nhà Jane để báo tin dữ. Mất một người bạn tôi đã thấy đau đớn lắm rồi, với bố mẹ Jane, chẳng biết họ sẽ khó khăn đến dường nào.
Khi hai ông bà đến bệnh viện, thấy ba chúng tôi nằm chung phòng họ đã ôm chúng tôi mà khóc, vừa đau đớn vừa mừng. Mừng vì Sarah và Amy còn sống. Sarah bị thương ở đầu còn Amy thì bị gãy chân. Họ lau nước mắt cho hai cô con gái và còn chọc Amy vài câu khi giúp cô bé tập mang cây nạng.
Họ chỉ nói đi nói lại với hai cô con gái và đặc biệt với Amy: "Các con còn sống là ba mẹ mừng rồi!".
Tôi thật ngạc nhiên. Chẳng một lời trách móc hay buộc tội nào!
Sau này, có một lần tôi hỏi mẹ Jane tại sao họ không bao giờ đả động gì đến việc Amy lái xe vượt đèn đỏ, bà ngậm ngùi trả lời rằng:
- Jane đã đi rồi, bác nhớ nó vô cùng. Có nói gì cũng chẳng mang nó về lại được. Còn Amy có cả một quãng đời phía trước. Làm sao nó sống vui vẻ và hạnh phúc được khi nó cứ mang cảm giác tội lỗi là chính nó đã gây ra cái chết cho chị mình?
Bà nói đúng. Giờ đây, Amy đã tốt nghiệp đại học và đã lập gia đình. Amy làm giáo viên cho một trường khuyết tật và hiện đang là mẹ của hai cô con gái nhỏ, đứa con đầu lòng cũng mang tên Jane.
Tôi đã học được bài học từ gia đình Jane: việc đổ lỗi cho ai vì bất cứ chuyện gì là không quan trọng. Đôi khi, nó chẳng có tác dụng gì.

Không bao giờ quá muộn - Hạt giống tâm hồn

Với tôi, sự trưởng thành bắt đầu ngay khi tôi có thể thú nhận lỗi lầm và tha thứ cho chính bản thân mình.

- Kimberly Kirberger
Không bao giờ quá muộn

Cách đây vài năm, khi tham dự khóa học về giao tiếp, giảng viên đã truyền đạt cho chúng tôi một bài học về cách xử trí hết sức lạ lùng. Chúng tôi được yêu cầu suy nghĩ và liệt kê ra tất cả những lỗi lầm hoặc những việc chưa chu toàn trong quá khứ mà đến nay vẫn còn khiến mình hổ thẹn, day dứt.

Qua tuần tiếp theo, cô giáo khuyến khích học viên lên thuyết trình trước lớp về đề tài này. Vì đây là những mảng tối rất riêng tư và tế nhị trong đời mỗi cá nhân, nên những người xung phong lên trình bày đều là những "bậc" dũng khí đầy mình. He cứ ai đó đứng lên là danh sách những điều ân hận của tôi lại dài ra thêm, đến hơn 101 việc. Cô giáo đề nghị chúng tôi tự tìm giải pháp để sửa chữa những hành động đó, chuộc lại lỗi lầm xưa. Thật tình tôi rất phân vân, tự hỏi liệu cách này có giúp cải thiện các mối giao tiếp của mình không hay là... trong đầu tôi hình dung ra cảnh bị mọi người lạnh nhạt sau khi làm theo lời cô.

Sang tuần sau nữa, người ngồi kế bên tôi giơ tay xin kể lại câu chuyện như sau:
"Đó là sự kiện xảy ra khi tôi còn học trung học tại một thị trấn nhỏ thuộc bang Iowa. Ngày ấy, chúng tôi chúa ghét Brown, viên cảnh sát trưởng nơi chúng tôi sinh sống. Một đêm, tôi cùng hai đứa bạn quyết định chơi khăm ông ta. Sau khi uống vài ly bia trong quán, chúng tôi xách thùng sơn ra bồn chứa nước công cộng ngay giữa phố, rồi viết lên đó hàng chữ lớn đỏ rực: "Cảnh sát trưởng Brown là đồ khốn!". Ngày hôm sau, hàng chữ chói chẳng ấy nổi bật dưới ánh mặt trời, đập ngay vào mắt người dân ở khu phố vừa mới thức dậy. Chưa đầy hai tiếng đồng hồ, ông Brown đã triệu được cả ba chúng tôi lên đồn cảnh sát. Hai bạn tôi thú nhận, nhưng tôi thì chối phăng. Chẳng ai phát hiện ra điều đó cả.
Gần hai mươi năm sau, nhân tham dự lớp học này, cái tên "Cảnh sát trưởng Brown" chợt hiện trong danh sách lỗi lầm của tôi. Tôi không biết giờ ông ấy có còn sống hay không. Cuối tuần rồi, tôi bèn gọi điện cho khu phố quê hương xưa, hỏi thăm thông tin và được biết về một người tên là Roger Brown. Tôi liền liên lạc với người này. Sau vài hồi chuông, người ở đầu dây bên kia nhấc máy:
- Xin chào! - Tôi mở lời - Thưa, chú là cảnh sát trưởng Brown phải không ạ?
- Phải - Tôi nghe sau vài giây im lặng.
- À, cháu là Jimmy Calkin đây. Cháu muốn chú biết rằng chính cháu đã viết bậy lên bồn nước dạo ấy.
Lại im lặng, rồi bỗng ông nói như hét:
- Tôi biết mà!
Và rồi chúng tôi cùng nói chuyện vui vẻ và chân tình. Trước khi gác máy, ông Brown bảo tôi:
- Jimmy à, hồi ấy tôi cảm thấy thương thay cho cậu. Bởi vì hai bạn cậu đã trút bỏ được gánh nặng do sự bồng bột của mình còn cậu vẫn phải mang nó theo suốt những năm tháng vừa qua. Tôi cảm ơn cậu đã gọi điện cho tôi... vì lợi ích của chính bản thân cậu. "

Câu chuyện của Jimmy giúp tôi can đảm "gột sạch" từng tội trong 101 lỗi lầm quá khứ của mình. Tuy phải mất gần hai năm, nhưng bù lại, điều đó lại là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi chọn cho mình một sự nghiệp chuyên hòa giải những xung đột. Cho dù hoàn cảnh hay nguyên nhân bất hòa mà khách hàng của tôi nhờ gỡ rối có khó khăn đến đâu đi nữa, lúc nào tôi cũng luôn tâm niệm một điều rằng: chẳng bao giờ quá muộn để sửa chữa những sai lầm để bắt đầu một cuộc sống mới cả.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Ý nghĩa của nụ cười - Hạt giống tâm hồn

Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy Ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.

- Khuyết danh
Ý nghĩa của nụ cười

Có một ông chủ kinh doanh nọ sang Nhật Bản công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc, ông đến một siêu thị để mua các món quà cho nhân viên của mình trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, một người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn đón chào ông bằng một nụ cười nồng ấm khiến ông rất cảm động, hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông liếc nhìn người phụ nữ kia, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh nọ bắt đầu tự hỏi tại sao cô ta cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười mãi suốt ngày như thế thì thật là chán ngấy! ông bèn bước đến gần cô hỏi:
- Chào cô, không phải là cô đang cố làm công việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế này bao lâu rồi?
Người phụ nữ mỉm cười, đáp:
- Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Tại sao cô lại theo đuối công việc này lâu như thế? Lý do gì khiến cô yêu thích nó?
Người phụ nữ lại nở nụ cười:
- Vì nhờ công việc này mà tôi được cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
- Cô cống hiến cho đất nước bằng cách cười sao?
- Vâng, thưa ông. - Người phụ nữ đáp. - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi sẽ được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình mình và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách hàng, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần có thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có thêm nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng hơn. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể ông sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình rồi.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ về công việc đã khiến nhà kinh doanh kia hết sức ngạc nhiên và khâm phục, ông chào cô rồi ra về. Từ sau đó, ông đã cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất trên thế giới.

Đón nhận những kinh nghiệm tiêu cực và nhìn chúng một cách tích cực. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những chuyện đã qua. Đừng để người khác mãi phán xét bạn chỉ dựa vào một lỗi lấm nào đó. Hãy để quá khứ lại phía sau, nhưng đừng lãng quên nó.
- Khuyết danh

Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa - Hạt giống tâm hồn

Tôi chỉ có một mình, nhưng tôi vẫn là một người; tôi không thể làm tất cả; nhưng tôi vẫn có thể làm điều gĩ đó; và vĩ không thể làm được tất cả nên tôi sẽ không từ chối làm bất cứ điều gì mà tôi có thể.

- Edward Everett Hale
Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa

Chăm sóc các bệnh nhân đột quỵ trong bệnh viện là một công việc có thể mang người ta đến hai cực của trạng thái. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết. Chỉ cần nhìn thoáng qua người bệnh ta sẽ biết tất cả.
Albert đã dạy tôi rất nhiều về ý chí nỗ lực.
Một buổi chiều, trong khi đang đi dạo loanh quanh các phòng bệnh tôi gặp ông nằm co tròn như một bào thai. Đó là một người đàn ông già nua, xanh xao, có cái nhìn như người chết, đang vùi nửa đầu dưới tấm chăn, ông ấy không hề nhúc nhích khi tôi tự giới thiệu, và cũng chẳng nói gì khi tôi hối ông đi ăn tối.
Một người phục vụ tại phòng y tá cho tôi biết một số thông tin về ông. Ông không có người thân và đã cao tuổi. Vợ ông đã qua đời, còn năm người con trai cũng khôn lớn và rời xa ông.
Cólẽ tôi nên làm gì đó để giúp cho ông. Là một y tá đã ly hôn, tuy hơi thấp người và đẫy đà một chút nhưng xinh xắn và đang tránh né những người đàn ông mà công việc không đòi hỏi phải tiếp xúc, tôi bắt đầu một kế hoạch khuyến khích ông.
Ngày hôm sau, tôi mặc một chiếc áo đầm trắng, không phải là bộ đồng phục y tá thường ngày. Tôi đến phòng Albert - căn phòng không mở đèn và các màn cửa đều kéo xuống.
Albert la hét đuổi các nhân viên ra ngoài. Tôi kéo ghế lại ngồi gần giường ông ta, bắt chéo đôi chân quyến rũ của mình, nghiêng đầu và nở một nụ cười hết sức duyên dáng.
- Hãy để mặc tôi. Tôi muốn chết.
- Anh làm như thế là có tội đó. Anh không nhận thấy phụ nữ độc thân chúng tôi còn đầy ra cả đấy hay sao?
Trông ông có vẻ bực mình. Tôi cứ huyên thuyên về việc tại sao tôi thích làm công việc săn sóc người ốm bởi nó khiến tôi phải theo dõi người ta đạt được tối đa tiềm năng của họ và như thế họ có nhiều khả năng làm được nhiều điều kỳ diệu... Ông cũng chẳng hé lấy một lời.
Hai ngày sau trong buổi họp giao ban, tôi được biết Albert đã hỏi thăm khi nào thì đến ca trực của tôi. Người y tá được giao trông nom ông đã ghép ông là "bạn trai" của tôi và đồn đại khắp bệnh viện. Tôi cũng chẳng tranh cãi về chuyện đó. Bên ngoài phòng bệnh, tôi bảo mọi người đừng quấy rầy "Albert của tôi".
Chẳng bao lâu sau ông bắt đầu chịu cử động, ông ngồi ở mép giường để tập giữ thăng bằng, tăng sức chịu đựng trong khi ngồi, ông đồng ý tập vật lý trị liệu nếu tôi quay lại chuyện trò.
Hai tháng sau, Albert lên khung tập đi. Đến tháng thứ ba, ông đã đi được bằng gậy. Vào những ngày thứ sáu, chúng tôi thường tổ chức liên hoan ngoài trời ăn mừng những bệnh nhân xuất viện. Albert và tôi đã cùng nhảy trong giai điệu du dương, tuy không ra dáng một người đàn ông lịch lãm cho lắm nhưng ông nhảy thật tuyệt. Lần nào ông cũng bịn rịn khi chúng tôi từ biệt nhau.
Rồi theo mùa lần lượt hoa hồng, hoa cúc và những bông đậu Hà Lan ngọt ngào đua nhau nở rộ. Albert xuất viện và trở lại cuộc sống làm vườn ông yêu thích.
Một buổi chiều nọ, có một phụ nữ xức nước hoa oải hương đáng yêu đến bệnh viện và yêu cầu được gặp "Người phụ nữ bị coi là mất nết".
Tôi được gọi ra gặp người phụ nữ ấy khi đang dở tay lau giường.
- Cô là người phụ nữ đã nhắc cho Albert của tôi nhớ rằng anh ấy là một người đàn ông!
Cô ta nghiêng đầu cười tươi và trao cho tôi một tấm thiệp cưới.

Không việc gì phải lo - Hạt giống tâm hồn

Cuộc Sống không cố ý muốn làm chúng ta sợ hãi mà chỉ muốn chúng ta thấu hiểu nó mà thôi

- Marie Curie
Không việc gì phải lo

Tôi từng sống trong nỗi sợ triền miên. Sợ phải mất đi những gì mình đang có; sợ chẳng bao giờ đạt được những gì mình ao ước.
Sẽ ra sao nếu trên đầu tôi chẳng còn sợi tóc nào?
Sẽ ra sao nếu tôi chẳng bao giờ có được một ngôi nhà tươm tất?
Sẽ ra sao nếu dáng dấp của tôi bỗng hóa ra phục phịch, mất đi vẻ hấp dẫn?
Sẽ ra sao nếu tôi mất việc?
Sẽ ra sao nếu tôi bị tật nguyền và không thể cùng chơi bóng với các con?
Sẽ ra sao nếu tôi già yếu và chẳng thể cảm nhận đầy đủ và không có ích gì cho những người xung quanh?
Nhưng cuộc sống luôn ưu ái những ai biết lắng nghe, và giờ đây tôi hiểu:
Nếu trên đầu không còn sợi tóc nào, tôi sẽ cố gắng để trở thành một kẻ hói đầu giỏi nhất. Và tôi sẽ biết ơn
cái đầu trơ chân tóc của mình vẫn nảy sinh những ý tưởng mới.
Ngôi nhà không làm cho người ta hạnh phúc. Trái tim đau khổ đâu thể thỏa lòng trong một ngôi nhà rộng lớn. Trong khi trái tim tràn ngập niềm vui sẽ mang hạnh phúc phủ đầy bất kỳ ngôi nhà nào.
Nếu tôi dành thời gian để hoàn thiện tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của mình, thay vì chỉ chăm chắm trau chuốt hình thể bên ngoài, thì tôi sẽ đẹp hơn lên mỗi ngày.
Nếu không ai nhận tôi làm việc, tôi sẽ làm những việc mà mình thích - trên đời này liệu có gì sánh được với sự tự do thể hiện mình?
Nếu vì tàn tật mà tôi không thể dạy con cách đá bóng, thì tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để hương dẫn nó cách xử trí những đường bóng hiểm hóc của cuộc đời. Điều này có ích cho chúng hơn.
Còn nếu như tuổi tác lấy đi sức khỏe, khả năng nhạy bén và thể lực của tôi, tôi sẽ trao tặng những người quanh mình sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc của tình yêu, và sự trẻ trung của một tâm hồn đã được định hình bởi bao chông gai cuộc đời.

Dù số phận tôi có phải hứng chịu những mất mát đau thương, những thất vọng đắng cay ê chề đến đâu chăng nữa, tôi vẫn sẽ đương đầu với từng thử thách bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình. Vì cuộc sống đã ban cho tôi nhiều món quà; mà mỗi món quà mất đi, tôi sẽ được đền bù bằng mười món quà khác. Suy nghĩ đó giúp tôi luôn tự tin và yêu đời hơn.

Sự lựa chọn của mẹ - Hạt giống tâm hồn

Lạc quan là tâm trạng có thể khiến cho ấm trà cất tiếng hát dù nước trong bụng nó đang nóng rực.

- Ngạn ngữ Nga
Sự lựa chọn của mẹ

Ngay từ nhỏ, tôi hay thầm ganh tị với vẻ đẹp của mẹ và những gì mẹ đạt được. Nhưng khi mẹ bị liệt ở tuổi 31 do u xương sống, thì cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn - lúc ấy tôi mới tròn 10 tuổi. Dường như chỉ qua một đêm thôi, sáng dậy mẹ thấy mình bất động trên giường. Còn tôi thì còn quá trẻ con nên không thể hiểu hết cái nghĩa mỉa mai của từ "khối u lành tính", nhưng chẳng lành tính chút nào đối với mẹ tôi.
Trước đó, mẹ rất vui vẻ, thích giao du và thường mời khách đến nhà chơi. Mẹ cất công hàng giờ làm món thịt nguội và bày biện hoa tươi. Rồi trong lúc mọi người khiêu vũ rộn rằng thì mẹ lại tất bật lo sắp xếp chỗ ngủ cho những người bạn phương xa. Mà mẹ thích khiêu vũ lắm. Đến giờ, tôi vẫn nhớ bộ đồ dạ hội tuyệt vời của mẹ - váy đen và chiếc áo buộc dây làm nổi bật mái tóc vàng óng ả. Ngày mẹ đem về đôi giày gót cao màu đen, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì mẹ.
Tối đó, tôi không nói quá, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Tôi tin thứ gì mẹ cũng biết làm: chơi tennis (mẹ từng giành giải thưởng hồi học đại học), may vá (mẹ tự may tất cả quần áo cho chúng tôi), chụp hình (mẹ đã từng thắng ở cuộc thi quốc gia), viết lách (mẹ phụ trách một mục trên báo) và nấu nướng (đặc biệt là những món Tây Ban Nha cho cha).
Giờ đây, khi không thể làm những việc ấy nữa, mẹ đối mặt với bệnh tật cùng với lòng quả cảm và quyết tâm tương tự.
Những từ "tàn tật", "vật lý trị liệu" đã trở thành một phần của thế giới mới, xa lạ mà chúng tôi vừa bước vào. Dần dần, tôi đã học cách chăm sóc mẹ, thay vì được mẹ chăm sóc. Rồi việc đẩy xe lăn đưa mẹ vào bếp đã thành thông lệ. Mẹ chỉ cho tôi nghệ thuật tỉa cà rốt, khoai tây và cách nhào tẩm miếng thịt bò nướng với tỏi tươi, muối và bơ sao cho ngon.
Lần đầu tiên nghe nói đến cây gậy, tôi liền phản đối:
- Con không muốn người mẹ xinh đẹp của mình dùng gậy đâu!
Mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo:
- Thế con thích mẹ đi bằng gậy hay không bao giờ đi nào?
Mỗi thành tích mẹ đạt được là một sự kiện đáng nhớ cho cả hai chúng tôi: nào sử dụng được máy đánh chữ bằng điện, lái xe có thiết bị tự động và lấy bằng thạc sĩ qua một chương trình đặc biệt.
Mẹ tìm hiểu tất cả mọi thứ về người khuyết tật và chính mẹ lập ra nhóm hỗ trợ mang tên Gia Đình Khuyết Tật. Một ngày nọ, mẹ đưa tôi và các anh đến cuộc họp mặt của hội. Chưa bao giờ tôi thấy đông người khuyết tật đến thế. Trở về, tôi trở nên trầm tư, cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Nhiều người có tình cảnh rất thương tâm. Mẹ còn dẫn chúng tôi đến gặp những người bại não - chúng tôi không còn bị sốc nữa. Mẹ dạy chúng tôi cách giao tiếp với những người chậm phát triển trí tuệ. Họ có khi còn dễ mến hơn một số người "bình thường" khác. Cha tôi thì luôn yêu thương và đứng bên cạnh mẹ.
Nghĩ mẹ luôn chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần lạc quan, tỉnh táo nên hầu như chẳng khi nào tôi thấy buồn hay phẫn uất về điều đó. Tôi không bao giờ quên cái ngày mà suy nghĩ tự mãn đó trong tôi tan như bọt xà phòng. Ấy là vào một dịp gia đình mở tiệc lúc tôi đã là thiếu nữ. Đúng lúc hình ảnh mẹ duyên dáng trong bộ đồ dạ hội, mang đôi giày cao gót đã phai nhạt trong tiềm thức tôi, thì tôi chợt bắt gặp mẹ ngồi ngoài cuộc vui, mỉm cười nhìn tôi và bạn bè khiêu vũ. Tim tôi như thắt lại trước khung cảnh tương phản với sự tật nguyền của mẹ. Thế rồi, hình ảnh mẹ tôi rạng ngời đang khiêu vũ bỗng ùa về trước mắt tôi.
Tôi tự hỏi không biết mẹ có cảm nhận giống mình không. Một cách vô thức, tôi tiến về phía mẹ, và, dù đôi môi mẹ đang mỉm cười nhưng tôi thấy mắt mẹ ngấn lệ. Tôi bỏ chạy về phòng, úp mặt vào gối khóc nức nở. Từ giây phút đó, tôi cảm nhận sức mạnh tinh thần của mẹ - dám chấp nhận hy sinh những thú vui mình yêu thích.
Lớn lên tôi làm việc trong môi trường cải tạo phạm nhân, và mẹ rất thích giúp đỡ tôi. Mẹ đề nghị được dạy cách sáng tác văn chương cho các học viên của tôi. Khi không thể đến nhà tù được nữa, mẹ vẫn thường xuyên viết thư cho họ. Một ngày nọ, mẹ nhờ tôi gửi thư cho một tù nhân tên Waymon. Mang máng nghĩ mình sắp biết thêm điều gì đó về mẹ, tôi xin phép mẹ đọc lá thư ấy trước. Mẹ đồng ý. Lá thư viết:
"Ông Waymon thân mến!
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lá thư của ông. Ông nói rằng cuộc sống sau những chấn song sắt thật khắc nghiệt. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Nhưng khi ông bảo tôi không thể hình dung được cảnh sống bị giam cầm như thế nào thì tôi khẳng định là ông đã lầm!
Way mon ạ! Trên đời có nhiều kiểu tự do và nhiều dạng ngục tù. Vả lại, đôi khi chính chúng ta tự tạo ra nhà tù cho mình đấy chứ.
Ở tuổi 31, tôi bỗng mất khả năng đi lại. Tôi đã cảm giác như đất lở dưới chân mình. Tâm trí lấn cấn mãi ý nghĩ rằng, suốt phần đời còn lại mình sẽ bị giam cầm trong cơ thể mình, không còn được tự do đi lại, khiêu vũ hoặc ôm các con vào lòng nữa.
Vất vả lắm tôi mới chấp nhận tình trạng của mình, cố không đắm chìm trong sự buồn tủi. Biết bao lần tôi tự hỏi liệu cuộc đời này có còn đáng sống nữa không; luôn bị ám ảnh bởi hai chữ "tù đày" và tuyệt vọng vì những thứ quan trọng đối với mình đã mất đi.
Nhưng rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra mình còn được quyền chọn lựa. Nên cười hay khóc khi gặp các con? Sẽ trở thành một người mẹ mẫu mực hay người mẹ chết héo trong tâm tưởng chúng? Nên nguyền rủa hay cầu xin Thượng Đế ban cho sức mạnh dựa vào niềm tin?
Tôi quyết định chừng nào còn sống, tôi vẫn phải nỗ lực; phải hành động tích cực; và cố mở rộng biên giới tinh thần để bù lại những hạn chế về thể chất.
Có nhiều dạng tự do, Waymon a! Khi chúng ta mất một tự do này, đơn giản ta phải tìm kiếm tự do khác.
Ông có thể nhìn trời u ám hoặc chân trời tươi đẹp qua những chấn song, ông có thể là tấm gương sáng cho lớp trẻ hay chịu hòa lẫn vào những kẻ xấu. về phương diện nào đó, giữa tôi và ông đều cùng chung một cảnh ngộ, ông Waymon ạ!"
Đọc xong, tôi mới vỡ lẽ, những điều trước kia tôi coi là đương nhiên nay đã trở thành nguồn động viên bí ẩn và vô cùng mạnh mẽ.

Người phụ nữ nhân hậu - Hạt giống tâm hồn

Tình yêu mà chúng ta cho đi là tình yêu duy nhất chúng ta giữ được.

- Elbert Hubbard
Người phụ nữ nhân hậu

Nếu bạn đã có lần viếng thăm thành phố New Orleans xinh đẹp, chắc hẳn sẽ có ai đó hương dẫn bạn đến khu kinh doanh lâu đời của thành phố này, nơi tập trung các ngân hàng, cửa hiệu, khách sạn và sẽ chỉ cho bạn thấy một pho tượng được dựng vào năm 1884, đứng sừng sững tại quảng trường nhỏ ở đây. Pho tượng tạc hình một người phụ nữ đang ngồi trên cái ghế thấp, tay ôm một đứa bé đang ngả đầu vào người bà. Người phụ nữ không mấy xinh đẹp và trang phục của bà khá giản dị. Bà mang một đôi giày vải, mặc váy trơn, trên vai quàng một cái khăn và đội một cái mũ rộng vành trên đầu. Bà có dáng người tầm thước, trông hơi mập. Khuôn mặt bà có nét điển hình của người Ái Nhĩ Lan với chiếc cằm vuông vức. Ánh mắt của bà thật đặc biệt, chúng nhìn bạn một cách nồng ấm, chứa chan tình cảm tựa như ánh mắt của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình.
Có một số điều đáng ngạc nhiên về bức tượng này. Đó là một trong những pho tượng đầu tiên ở Mỹ được tạc để tôn vinh một người phụ nữ. Ngay cả tại châu Âu cổ xưa, có rất ít tượng đài được xây dimg để tỏ lòng tôn vinh phụ nữ, và nếu có, hầu hết chúng đều dành cho những nữ hoàng hoặc công nướng quyền quý, những người rất xinh đẹp và rất sang trọng. Nhưng pho tượng ở New Orleans này thì hoàn toàn khác.
Pho tượng này thuộc về bà Margaret Haughery, nhưng chẳng ai tại New Orleans nhớ rõ cái tên đó. Họ chỉ nhớ bà là Margaret. Và đây là câu chuyện về bà Margaret và lý do tại sao người ta phải dimg tượng để tưởng niệm bà.
Margaret mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Bà được một cặp vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Họ cũng nghèo khó và tử tế như cha mẹ ruột của bà. Margaret sống với họ đến lúc trưởng thành, lập gia đình và sinh một con trai. Nhưng không may, chẳng bao lâu sau chồng, rồi con bà lần lượt qua đời, để lại mình Margaret quạnh hiu. Tuy nghèo nhưng Margaret khỏe mạnh và giỏi giang. Bà không để đau buồn quật ngã, bà vẫn tiếp tục làm việc.
Bà ủi quần áo cho một tiệm giặt ủi suốt ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Và mỗi ngày, qua song cửa sổ nơi làm việc, bà trông thấy những đứa trẻ ở trại mồ côi gần đó làm việc và chơi đùa. Một thời gian sau, một trận đại dịch xuất hiện ở thành phố, cưóp đi bao sinh mạng và làm cho số trẻ côi cút tăng lên. Trại mồ côi không đủ chỗ để chăm sóc các em, còn các em thì đang cần một chỗ dựa. Chắc hẳn không ai có thể nghĩ rằng một người phụ nữ nghèo hèn, sống bằng nghề giặt ủi, lại có thể trở thành một chỗ dựa thân ái mà các em bé bơ vơ đang cần đến. Nhưng Margaret đã nghĩ như vậy.
Bà đến thẳng trại mồ côi, nói rằng bà sẽ trích một phần lương của mình tặng cho trại và ngoài ra bà còn tình nguyện sống bên cạnh để chăm sóc các em.
Bà cố gắng làm việc chăm chỉ, và chẳng mấy chốc, từ số tiền lương dành dụm được, bà mua một cặp bò và một chiếc xe chở hàng nhỏ. Mỗi sáng, bà đánh xe đi giao sữa cho khách hàng và không quên xin những thức ăn còn thừa từ các khách sạn và những nhà giàu có trong thành phố về cho lũ trẻ đói lòng trong trại mồ côi. Vào những lúc khó khăn nhất, nhiều khi chính số thức ăn thừa thãi đó đã giúp các em ấm bụng.
Với khoản tiền bà Margaret kiếm được, mỗi tuần bà trích một phần mang đến tặng trại trẻ mồ côi. Sau vài năm số tiền ấy ngày một lớn. Do tính cẩn thận và giỏi giang, công việc kinh doanh của bà ngày thêm phát triển. Và dù vẫn cho đi, Margaret vẫn kiếm được nhiều tiền hơn và mua thêm nhiều bò. Cuối cùng, bằng số tiền tích lũy, bà xây một ngôi nhà dành cho trẻ em mồ côi.
Một thời gian sau, Margaret mua được một lò làm bánh mì, rồi bà chuyển sang nghề giao bánh mì. Và những đồng tiền kiếm được, bà vẫn đều đặn trích ra tặng cho trại mồ côi.
Rồi Cuộc nội chiến ở Mỹ bùng nổ. Trong thời buổi loạn ly, bệnh tật và đầy sợ hãi ấy, Margaret vẫn đánh chiếc xe bò đi giao bánh mì. Bà luôn xoay xở để vừa giúp đỡ những người lính đói khát, vừa quan tâm đến những em bé mồ côi. Dau vậy, khi chiến tranh kết thúc bà cũng có đủ tiền xây một lò bánh mì lớn. Đến lúc này, không ai trong thành phố không biết đến tên bà. Trẻ em trong khắp thành phố yêu quý bà. Các doanh nhân tự hào về bà. Những người nghèo đến gặp bà xin lời khuyên bảo. Bà thường ngồi trước cửa văn phòng mình, trong bộ váy bằng vải dày và với cái khăn nhỏ quàng trên cổ, tận tình đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai đến nhờ bà giúp đỡ, bất kể họ giàu hay nghèo.
Cuộc sống dần trồi cho đến một ngày, bà Margaret lặng lẽ qua đời. Lúc đọc di chúc của bà, người ta mới biết ngoài tất cả những gì bà đã hiến tặng, bà vẫn còn dành dụm được 30.000 đô la - một số tiền không nhỏ - và bà muốn tặng hết số tiền này cho tất cả các trại mồ côi trong thành phố, không phần biệt là trại của người da trắng, da đen, người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa hay đạo Tin Lành. Margaret luôn nói "Tất cả đều là trẻ mồ côi như nhau". Và bạn biết không, những ý nguyện cao đẹp của bà đã được ký bằng một nét gạch ngang thay cho tên của bà, vì Margaret chưa bao giờ biết đọc hay biết viết!
Khi hay tin bà qua đời, người dân New Orleans đã truyền tụng về bà rằng "bà là mẹ của tất cả những người mồ côi mẹ, là bạn của những người không có bạn bè. Sự thông tuệ của bà không trường học nào có thể dạy được. Chúng ta sẽ mãi mãi không được quên bà ấy". Thế là họ tạc một bức tượng mang đậm những nét quen thuộc về bà đã để lại trong tâm trí mỗi người, lúc bà đang ngồi trước văn phòng riêng hoặc đánh chiếc xe bò đi chở hàng. Và ngày nay, pho tượng vẫn sừng sững ở đó, ngay giữa thành phố đông đúc người qua lại, thể hiện tấm lòng kính trọng của người dân New Orleans đối với người phụ nữ có trái tim vô cùng nhân hậu và cách sống giản dị tên là Margaret Haughery.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn - Hạt giống tâm hồn

Khát vọng sâu thẳm nhất trong bản chất của con người là lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn.

- William James
Lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn.

Vừa bước ra khỏi lớp và rẽ vào dãy hành lang chính, Amy Hagadorn đã va phải một học sinh lớp năm cao lớn đang chạy đến từ hưóng ngược lại.
- Coi chừng mày đó oắt con.
Cậu ta nạt nộ cô học sinh lớp ba này, rồi lách vòng qua người cô bé. Ke đó cậu ta nhe răng cười khoái trá khi lấy tay ôm chân phải của mình rồi bắt chước bước đi cà nhắc của Amy. Amy nhắm mắt lại một lúc: "Không thèm chấp", em tự nhủ rồi đi về lớp học. Ây vậy mà cho đến cuối ngày hôm đó, tâm trí Amy vẫn không quên cử chỉ chế nhạo của cậu học sinh lúc sáng. Và cậu ta cũng không phải là người duy nhất làm thế với em. Ngay từ đầu năm học đến giờ, ngày nào cũng có bạn chọc ghẹo Amy, lúc thì nhại giọng nói của Amy, lúc thì bắt chước dáng đi khó nhọc của em. Lớp của em đông vui lắm nhưng những lời chọc ghẹo đó khiến Amy cảm thấy lạc lõng vô cùng.
Bữa cơm tối hôm đó, Amy lặng lẽ ăn mà không nói một lời nào. Biết con mình đã gặp chuyện không vui ở trường, bà Patty Hagadorn tằng hắng rồi lên giọng vui đùa thông báo một tin sốt dẻo.
- Đài phát thanh địa phương năm nay có mở một cuộc thi viết về điều ước Giáng Sinh. Các bạn hãy mau mau viết thư gỏi cho ông già Noel và biết đâu bạn sẽ là người thắng cuộc. Mẹ nghĩ rằng cô bé có mái tóc xoăn màu vàng hung đang ngồi ở bàn nên tham gia ngay thôi!
Amy khúc khích cười và không đợi mẹ giục lần thứ hai, em lấy giấy bút ra. Em đặt bút viết dòng chữ đầu tiên: "Thưa ông già Noel".
Trong khi em nắn nót viết, mọi người trong nhà cố đoán xem Amy đang cầu xin ông già Noel điều gì. Chị gái Jamie và mẹ em đều nghĩ rằng con búp bê Barbie thật lớn sẽ là ưu tiên số một trong danh sách lời ước của em. Còn bố của Amy thì đoán đó là một quyển truyện tranh. Tuy nhiên, Amy không hề hé cho ai biết lời ước của mình.
Tại đài phát thanh của thị trấn Fort Wayne, bang Indiana, những lá thư của các em nhỏ ào ạt gửi đến dự thi. Các nhân viên đã liệt kê được rất nhiều món quà khác nhau mà các bé trai bé gái ở khắp nơi trong thành phố ước ao nhận được trong ngày Giáng Sinh. Khi đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đã đọc đi đọc lại nó rất cẩn thận:
"Thưa ông già Noel!
Con tên là Amy, năm nay con chín tuổi. Con có một chuyện rắc rối ở trường học, không biết ông có thể giúp con được không? Các bạn cười nhạo con vì dáng con đi, cách con chạy và giọng con nói. Con bị bệnh bại não. Con chỉ xin ông cho con có được một ngày không bị ai đó cười nhạo và chế giễu con.Thân ái,Amy"
Trái tim Lee Tobin đau nhói khi ông đọc lá thư ấy. Ông biết bại não là căn bệnh làm rối loạn cơ bắp mà có lẽ đã khiến các bạn học cùng trường với Amy có những suy nghĩ không hay. Ông nghĩ rằng tốt hơn nên để người dân ở Fort Wayne được biết về cô bé đặc biệt này cùng lời ước khác thường của em. Nghĩ vậy ông Tobin gọi điện thoại đến tòa soạn của tờ nhật báo trong vùng.
Ngày hôm sau, hình ảnh của Amy và lá thư em gửi cho ông già Noel xuất hiện ngay trên trang nhất tờ News Sentinel. Câu chuyện về em được lan truyền nhanh chóng. Khắp nước Mỹ, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình đồng loạt đưa tin về câu chuyện của bé gái ở Fort Wayne, Indiana, người chỉ xin một món quà Giáng Sinh giản dị mà rất ấn tượng: một ngày không bị ai chế giễu.
Thật bất ngờ, những ngày sau đó gia đình Hagadorn đã liên tục nhận được rất nhiều thư của trẻ em cũng như người lớn từ khắp nơi trong nước gửi đến cho Amy, rất nhiều thiệp chúc mừng Giáng Sinh và những lời động viên. Trong suốt mùa Giáng Sinh bận rộn đó, những cánh thư ấm tình bạn bè và chia sẻ của hơn hai ngàn người trên khắp thế giới đã gỏi đến cho Amy. Trong số đó, có người bị khuyết tật, có người cũng từng bị chế giễu khi còn bé, nhưng mỗi người đều dành cho Amy một thông điệp đặc biệt. Qua những lá thư và cánh thiệp từ những người không quen không biết ấy, Amy thoáng thấy một thế giới đầy ắp những con người thực sự quan tâm đến nhau. Và em nhận ra rằng không còn một hình thức nhạo báng nào và không một gánh nặng chế giễu nào có thể làm cho em cảm thấy cô độc nữa.
Nhiều người cám ơn Amy vì đã can đảm lên tiếng. Những người khác khuyến khích em đừng để tâm đến sự giễu cợt và hãy ngẩng cao đầu. Lynn, một học sinh lớp 6 ở Texas đã viết cho Amy:
"Mình muốn kết bạn với đằng ấy. Mình nghĩ nếu bạn đến thăm mình thì chúng ta sẽ rất vui đấy! Sẽ không ai nhạo báng bọn mình, vì nếu họ làm thế, chúng ta chẳng thèm nghe. "
Amy đã đạt được điều ước của mình - một ngày không bị ai chế giễu ở trường tiểu học South Wayne. Các giáo viên và học sinh trong trường còn đi xa hơn nữa, bằng cách cùng thảo luận với nhau về hành vi chế nhạo sẽ làm cho người khác cảm thấy như thế nào. Năm đó, thị trưởng của Fort Wayne chính thức tuyên bố rằng ngày 21 tháng 12 sẽ trở thành "Ngày của Amy Hagadorn". Viên thị trưởng giải thích rằng việc mạnh dạn ước xin một điều giản dị như thế, Amy đã nêu một tấm gương cho tất cả mọi người.
- Mọi người, - ông thị trưởng nói, - ai cũng muốn được đối xử một cách trân trọng, đúng đắn và nồng ấm, và họ xứng đáng được nhận tất cả những điều đó.