This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
Chống chọi với nghịch cảnh - Hạt giống tâm hồn
Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.
- Henry
Drummond
Tôi dự định chuyển đội quân nhỏ của mình đến một nơi tốt hơn tuyến
lửa này. Là một người mẹ đơn thân 27 tuổi, một nách bốn đứa con thơ, tôi quen
với ý nghĩ rằng mình đích thị là một người chỉ huy can trường chăn dắt lũ con
của tôi. Thật ra thì đời sống của chúng tôi có khác gì đang trong một trại huấn
luyện tân binh đầy khắc nghiệt đâu? Cả năm mẹ con chúng tôi phải chen chúc trong
một nơi kín bít bùng - một căn hộ có hai phòng ngủ ở bang New Jersey - với những
quy định nghiêm ngặt tự đặt ra về đồ ăn thức uống. Tôi đã không thể lo đủ cho
các con mình ngay cả những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như những bậc cha mẹ
khác, và ngoài mẹ tôi ra, không ai khác trong gia đình tôi chịu ngó ngàng, quan
tâm đến cuộc sống của lũ trẻ con tôi cả.
Tất cả đều trút lên đôi vai tôi, một thân trơ trọi nhận lãnh vai trò
của người tổng chỉ huy đội quân của mình. Nhiều đêm, tôi thao thức hoạch định
những chiến lược để cuộc sống của các con tôi được đầy đủ hơn. Dù chúng chưa bao
giờ phàn nàn về sự thiếu thốn và dường như rất yên tâm sống dưới sự đùm bọc
thương yêu của tôi, tâm trí tôi vẫn cứ luôn thôi thúc, nhìn trước trông sau,
xoay đầu này, trở đầu kia, tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống đạm bạc của
chúng. Cho nên khi tìm thấy một căn hộ có năm phòng ngủ trong ngôi nhà ba tầng -
tầng hai và ba hoàn toàn thuộc về chúng tôi - tôi đã chóp ngay cơ hội này. Vậy
là cuối cùng chúng tôi có thể thoải mái hơn. Ngôi nhà này thậm chí có cả một sân
sau khá rộng rãi.
Bà chủ nhà hứa sẽ sửa chữa mọi thứ trong vòng một tháng. Tôi đồng ý
và trả ngay bằng tiền mặt tiền thuê tháng đầu tiên và luôn cả tiền bảo vệ an
ninh, rồi vội vã ra về báo cho 'lính' của tôi biết rằng chúng tôi sắp chuyển đi.
Lũ nhóc mừng rơn và rất phấn khởi. Đêm đó tất cả chúng tôi nằm co cụm trên
giường, tính toán những điều phải làm cho tổ ấm mới.
Sáng hôm sau, tôi thông báo cho người chủ nhà nơi chúng tôi đang ở
rồi bắt đầu gói ghém đồ đạc. Chúng tôi chất những thùng đồ một cách nhanh chóng
và gọn gàng. Nhìn đội quân của tôi làm việc, lòng tôi cũng thấy ấm
áp.
Lũ lượt kéo đến nơi, tôi mới chợt nhận ra sai lầm chết người của
mình. Tôi đã không có chìa khóa của căn nhà này. Rồi hết ngày này qua ngày khác,
với những cú điện thoại không người nhấc máy và những lần kiếm cách đột nhập vào
căn nhà đều thất bại, tôi bắt đầu phát hoảng. Tôi gọi điện thoại cho công ty địa
ốc hỏi thăm. Họ cho biết là ngôi nhà này đã có người khác thuê. Tôi đã bị
lừa.
Mặt mày méo xệch, tôi đưa mắt nhìn những khuôn mặt háo hức của các
con và cố tìm lời để nói với chúng về tin chẳng lành này. Chúng đón nhận một
cách bình thản mặc dù bản thân tôi thì chỉ muốn khóc vì thất vọng.
Với tâm trạng não nề của kẻ bại trận, tôi lại đối mặt với những khó
khăn còn tồi tệ hơn nữa. Nhà cũ thì không thể quay về. Bao nhiêu tiền tôi có đã
dốc sạch cho nơi ở mới này rồi, còn đâu nữa để tính chuyện đi thuê nơi ở khác.
Mẹ tôi cũng muốn giúp đỡ, nhưng với điều kiện bọn trẻ không được phép vào căn hộ
nhỏ của bà. Quá thất vọng, tôi quay sang nhờ một người bạn giúp đỡ. Chị ấy cũng
là một "cựu chiến binh" như tôi: một mình nuôi năm người con và cũng đang vật
lộn với cuộc sống không khác gì tôi. Chị ấy cố gắng hết mức để chứng tỏ lòng
hiếu khách. Nhưng chín đứa trẻ trong bốn phòng... Thử hình dung xem, tôi chắc
các bạn hiểu được hoàn cảnh bi đắt của chúng tôi rồi.
Sau ba tuần, tất cả đều không chịu nổi. Chúng tôi phải ra đi. Chẳng
còn sự lựa chọn nào khác và tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Chúng tôi phải cuốn
gói thôi. Tôi gom hết đồ đạc, nhét những quần áo ấm của mấy mẹ con vào cốp sau
chiếc ô tô cũ ký màu vàng của mình, và thông báo cho những chiến binh tí hon
rằng giờ đây chúng tôi không có nơi nào để trú chân ngoài chiếc xe
hơi.
Hai con trai tôi, đứa lên 6 và đứa lên 10, nhìn tôi và chăm chú lắng
nghe.
- Tại sao chúng ta không ở nhà bà hả mẹ? - Đứa lớn nhất
hỏi.
Theo sau câu hỏi đó là một lô một lốc các đề nghị của những đứa khác
về những nơi mà chúng tôi có thể ở. Với mỗi lời đề nghị, tôi đều phải trả lời về
một sự thật khắc nghiệt.
- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, các con ạ. Chúng ta phải tự lo
cho mình. Chúng ta có thể làm được mà!
Nhưng nếu như thái độ tự tin và đầy thuyết phục của tôi làm chúng
yên tâm thì những lý lẽ đó không thể lừa phỉnh được tôi. Tôi cần phải có thêm
sức mạnh. Mà tôi biết trông cậy điều đó ở ai bây giờ?
Đến giờ đi ngủ, tôi tập hợp những chiến binh tí hon của mình lại và
tiến về nơi đóng quân - chiếc xe của mẹ con tôi. Đám trẻ ngoan ngoãn vâng lời,
nhưng đầu óc tôi lại cứ tập trung vào "tình hình chiến sự ác liệt" trước mắt.
Tôi có nên làm thế này với các con mình không? Mà thực ra tôi có thể làm gì khác
được trong tình thế hiện nay?
Thật bất ngờ, chính đội quân nhỏ của tôi đã mang cho tôi sức mạnh mà
tôi đang cần. Bốn tuần kế tiếp chúng tôi phải sống trong xe hơi, tắm rửa tại nhà
mẹ tôi vào buổi sáng và ăn uống tại những quầy thức ăn nhanh. Bọn trẻ dường như
thích thú với lề thói kỳ quặc này. Chúng không bỏ học ngày nào, không phàn nàn
và cũng chẳng hạch hỏi gì về quyết định của tôi. Chúng tin tưởng hoàn toàn vào
sự khôn ngoan của người chỉ huy đến nỗi tôi bắt đầu thấy mình trở nên can đảm.
Chúng tôi có thể vượt qua mà! Mỗi đêm chúng tôi dừng xe tại một điểm khác nhau,
những khu vực đèn thắp sáng trưng gần các tòa nhà. Khi trời trở lạnh, bọn trẻ
rúc vào băng ghế sau đã được hạ xuống để làm giường, chia sẻ nhau hơi ấm của cơ
thể và các tấm mền. Tôi ngồi ghế trước, chập chờn trong giấc ngủ để thỉnh thoảng
còn kịp tỉnh dậy nổ máy xe để dùng bộ phận sưỏi của xe sưởi ấm cho tất cả chúng
tôi.
Khi tôi kiếm được đủ tiền để thuê một căn hộ thì không nơi nào chấp
nhận bốn đứa trẻ, vì thế chúng tôi đăng ký ở trọ tại khách sạn. Thật tuyệt vời!
Chẳng khác gì một kỳ nghỉ phép trong quân đội. Chúng tôi hồi hộp, mừng vui khi
có hệ thống sưỏi, những chiếc giường và cả sự an toàn. Chúng tôi lén lấy thức ăn
của mình ra nấu nướng và học cách chuẩn bị những bữa ăn ngon miệng bằng cái bếp
hai lò. Chúng tôi làm lạnh những món bơ sữa trong bồn tắm bởi khách sạn có rất
nhiều đá.
Cuối cùng, sau nhiều tháng, người chủ căn nhà đầy hứa hẹn ngày trước
gửi một lệnh phiếu trả lại tất cả số tiền của tôi và hết lời xin lỗi. Tôi đã
dùng số tiền này tìm thuê một căn hộ khác.
Chuyện đó xảy ra cách nay đã 13 năm. Giờ đây, tôi đang chia sẻ quyền
chỉ huy với một người chồng, và bọn trẻ được chúng tôi chăm sóc chu đáo trong
một ngôi nhà rộng rãi. Mỗi sáng, khi đi kiểm tra đội quân của mình, giờ đã cao
gần bằng tôi, tôi nhớ đến sự tuyệt vọng ngày nào, kẻ thù khủng khiếp mà chúng
tôi đã cùng nhau chiến đấu và chiến thắng. Tôi cảm tạ ơn trên đã ban cho tôi
những chiến binh tí hon này - đội quân bé nhỏ lì lợm, dũng cảm - những chiến
binh chẳng bao giờ biết khiếp sợ trong cuộc hành quân ghê gơm đó. Lòng can đảm
của chúng chính là chất liệu làm nên điều vĩ đại nhất của các anh
hùng.
Tình yêu tạo nên lẽ sống - Hạt giống tâm hồn
Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả chúng ta - cả những người trao tặng lẫn những người đón nhận nó.
- Karl
Menninger
Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi
khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là "khí thủng" do
thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học. Đó là một bệnh khủng khiếp, nó
có thể phá hủy toàn bộ hệ thống hô hấp của người bệnh.
khi bà tôi qua đời, ông rất buồn và thậm chí còn nổi giận với cả
cuộc đời. Ông trở nên bẳn tính và đôi khi còn nói những lời khó nghe làm tổn
thương đến những người tử tế. Tuy vậy, khi ở bên tôi, dường như tất cả sự dịu
dàng trong ông đều được bộc lộ.
Gần đây, ông bị ốm nặng, phải phẫu thuật cổ họng và dùng máy hô hấp
mới thở được. Các bác sĩ cho biết cuộc sống của ông chỉ còn có thể đếm từng
ngày, nhưng kỳ diệu thay ông lại hồi phục, ông không cần dùng máy hô hấp để thở
nữa nhưng vẫn chưa thể nói được. Những câu nói của ông chỉ còn là những âm thanh
khò khè yếu ớt.
Lúc ông đang nằm viện, tôi và mẹ đã về quê thăm ông. Chúng tôi sợ sẽ
không còn dịp nào để gặp ông nữa.
Khi hai mẹ con bước vào phòng ông, tôi thật sự bị sốc vì bệnh tình
của ông. Trông ông rất mệt, chẳng thể làm được bất kỳ điều gì dù chỉ là thốt ra
vài tiếng càu nhàu. Dù vậy, chẳng biết bằng cách nào đó, ông nhìn tôi và lẩm bẩm
được hai tiếng: "ông... cháu. "
- Ông nói gì ạ?- Tôi thì thầm.
Ông không còn sức để trả lời tôi nữa. Tất cả sức lực còn lại trong
người, ông đã dồn hết vào hai tiếng không trọn nghĩa: "ông... cháu".
Sáng hôm sau tôi và mẹ phải đi. Tôi mang theo trong lòng nỗi băn
khoăn không biết ông đã cố hết sức nói với tôi điều gì. Mãi cho đến một tuần sau
khi trở về nhà, tôi mới rõ những gì ông muốn nói.
Một cô y tá làm việc ở bệnh viện nơi ông đang điều trị đã gọi điện
thoại cho gia đình tôi. Cô nhắn lại nguyên văn lời ông tôi nhờ nói
lại:
"Hãy gọi giúp cho cháu gái của tôi và nói với nó rằng “
yêu”
Thoạt tiên, tôi cảm thấy dường như có cái gì đó nhầm lẫn. Tại sao
ông chỉ nói một chữ "yêu" không thôi? Tại sao ông lại không nói "ông yêu cháu"?
Rồi tôi chợt bừng tỉnh và nhớ ra. Vậy là điều mà ông cố nói ra thành lời trong
cái ngày tôi và mẹ thăm ông ở bệnh viện là câu "Ông yêu cháu". Tôi thật sự cảm
động. Tôi cảm thấy mình như sắp khóc, và tôi khóc thật.
Trải qua nhiều tuần chịu đau đớn, cuối cùng ông cũng nói lại được.
Tôi gọi điện cho ông mỗi tối. Bình thường cứ nói chuyện được khoảng 5 phút thì
ông phải ngừng lại bởi ông vẫn chưa khỏe lắm. Nhưng trước khi gác máy, bao giờ
ông cũng nói câu "ông yêu cháu" và "Ông sẽ làm bất cứ điều gì cho cháu". Những
lời này cùng lời bộc bạch cảm động của ông "Cháu là lẽ sống duy nhất của ông" là
những lời hay nhất mà tôi từng nhận được trong cuộc đời!
Ông sẽ chẳng thể nào khỏe mạnh lại được như xưa và tôi biết thời
gian gần nhau của hai ông cháu không còn nhiều. Tôi cảm thấy vinh dự vì được ông
chọn làm người để chia sẻ những cảm xúc của ông. Tình yêu thương mà ông dành cho
tôi sâu sắc biết bao! Ba từ "Ông yêu cháu" nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thật
ra không đơn giản chút nào. Đó là một lẽ sống trong đời.
Lắng nghe những điều giản dị - Hạt giống tâm hồn
Hãy bỏ tất cả những ưu phiền của hạn vào một chiếc túi thủng.
- Old Postcard
Cách đây không lâu, tôi đã rơi vào một giai đoạn rất tồi tệ trong
cuộc sống mà có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Khi đó, với
tôi mọi thứ đều trở nên chán chường và tẻ nhạt, sức khoẻ giảm sút - ngọn lửa
nhiệt tình và hăng hái đã tắt ngấm. Điều đó tác động thật đáng sợ đến cuộc sống
và công việc của tôi. Mỗi sáng, tôi nghiến chặt răng lại tự nhủ: Hôm nay, cuộc
sống tiếp tục trồi theo lối mòn của nó đấy. Mình phải vượt qua nó. Nhất định
mình phải làm như thế!
Nhưng rồi chuỗi ngày nhàm chán vẫn kéo dài, và tình trạng tê liệt,
không lối thoát ấy dường như ngày một tệ hơn. Đã đến lúc tôi biết mình cần phải
nhờ giúp đỡ.
Tôi đã đến gặp một bác sĩ. Ông ta lớn tuổi hơn tôi và trông có vẻ
cộc cằn. Tuy nhiên, tôi không ngờ đằng sau vẻ bề ngoài không mấy thiện cảm kia
là một con người rất uyên thâm và từng trải. Tôi kể với vị bác sĩ một cách đau
khổ, rằng dường như tôi bị bế tắc.
- Liệu bác sĩ có thể giúp tôi không?
- Tôi không biết. Vị bác sĩ chậm rãi trả lời, rồi chống tay nhìn
chằm chằm vào tôi một lúc lâu. Đột nhiên ông hỏi:
- Hồi còn bé, anh thích nơi nào nhất?
- Hồi còn bé à? - Tôi hỏi lại. - Sao bác sĩ lại hỏi như vậy? Tôi
nghĩ là ở bãi biển. Gia đình tôi có một ngôi nhà nghỉ bên bờ biển. Cả nhà đều
thích nó.
Vị bác sĩ nhìn ra ngoài cửa sổ, đưa mắt theo mấy chiếc lá thu rơi
rụng rồi hỏi tiếp.
- Thế anh có thể làm theo lời tôi nói trong cả một ngày không? -
Tôi nghĩ là được. Tôi sốt sắng trả lời.
- Được rồi. Tôi muốn anh làm như vầy...
Theo lời vị bác sĩ, hôm sau tôi phải lái xe đến bãi biển một mình và
không được đến trễ quá 9 giờ sáng. Tôi có thể ăn trưa, nhưng không được đọc,
viết, nghe đài hay nói chuyện với bất kỳ ai. Thêm nữa, ông ta nói:
- Tôi sẽ đưa cho anh một toa thuốc, cứ cách 3 giờ thì dùng một
lần.
Rồi ông lấy một tờ giấy trắng xé thành bốn mảnh, viết vài chữ lên
mỗi mảnh, gấp lại và đánh số rồi trao chúng cho tôi.
- Anh hãy dùng những liều thuốc này vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ
trưa, 3 giờ chiều và 6 giờ tối theo số thứ tự.
- Bác sĩ nói nghiêm túc đấy chứ ạ? - Tôi ngỡ ngàng hỏi. Vị bác sĩ
bật cười:
- Anh sẽ không nghĩ là tôi đang đùa khi tôi lấy tiền khám bệnh của
anh.
Sáng hôm sau, với niềm tin nhỏ nhoi về phương thuốc của vị bác sĩ,
tôi lái xe đến bãi biển một mình đúng như lời ông dặn. Một ngọn gió đông bắc
thổi qua, mặt biển trông xám xịt và những cơn sóng vỗ ầm ào như giận dữ. Tôi
ngồi trong xe, phía trước là cả một ngày dài đằng đẵng và trống rỗng. Rồi tôi mở
mảnh giấy thứ nhất ra xem. Trên đó là hàng chữ: "Hãy chãm chú lắng
nghe".
Không thể hiểu nổi! Chắc vị bác sĩ đó điên mất rồi! Ông ta đã cấm
tôi nghe nhạc, đọc báo và tiếp xúc với những người khác rồi, còn cái gì khác nữa
để mà nghe cơ chứ?
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định làm theo lời ông. Tôi ngẩng đầu lắng
nghe. Chẳng có âm thanh nào ngoài tiếng sóng vỗ ầm ầm đều đặn, tiếng kêu léc
chéc của con mòng biển, và tiếng ầm ì của vài chiếc máy bay trên bầu trời. Những
âm thanh thật quen thuộc!
Tôi ra khỏi xe. Một cơn gió mạnh làm chiếc cửa đóng sập vào. Tôi tự
hỏi: Phải chăng vị bác sĩ đề nghị tôi phải chú ý lắng nghe những âm thanh
đó?
Tôi leo lên một đụn cát và nhìn ra phía xa xa của bãi biển hoang
vắng. Ngồi ở đây tôi nghe thấy tiếng sóng biển gầm thét lớn hơn, át cả những âm
thanh khác. Và đột nhiên tôi nghĩ, hẳn phải có những âm thanh khác nữa bên dưới
những tiếng sóng đó - tiếng soạt nhẹ của cát trồi giạt, tiếng thì thầm của gió
trong đám cây dại mọc ở cồn cát - nếu như người nghe thật chăm chú.
Như bị thôi thúc, tôi nhảy xuống biển và ngụp lặn trong làn nước.
Bỗng thấy buồn cười về hành động của mình, tôi chúi đầu vào đám rong biển. Ngay
lúc ấy, tôi khám phá ra rằng: nếu chú tâm lắng nghe, ta còn có thể nghe được
những khoảnh khắc khi mà tất cả mọi thứ đều ngừng lại như chờ đợi. Trong khoảnh
khắc yên lặng đó, mọi suy nghĩ trong đầu ta đều ngưng đọng và tâm trí ta được
nghỉ ngơi.
Tôi trở lại xe và nằm thượt sau tay lái, tiếp tục chăm chú lắng
nghe. Khi tôi nghe lại lần nữa tiếng gầm vang lên từ sâu thẳm trong lòng đại
dương, tôi thấy mình đang nghĩ về sự thịnh nộ của những cơn giông tố nổi lên
ngay chính trong lòng những cơn sóng. Sau đó tôi nhận ra mình đang nghĩ đến
những thứ còn to lớn hơn cả chính bản thân tôi - và lòng tôi thấy khuây khỏa với
những ý nghĩ ấy.
Cứ như thế, buổi sáng trôi qua rất chậm chạp. Thói quen ném mình vào
một vấn đề rắc rối đã in sâu vào tôi đến nỗi tôi cảm thấy mình bị chìm nghỉm nếu
không có nó.
Đến trưa, trời quang đãng không một gợn mây. mặt biển như đang tỏa
sáng lấp lánh. Tôi mở mảnh giấy thứ hai. Một lần nữa, tôi lại thấy nửa vui nửa
cáu. Liều thuốc thứ hai là: "'Cố gắng tìm về ký ức... "
Ký ức gì nhỉ? Hiển nhiên là những ký ức đẹp trong quá khứ rồi. Nhưng
tại sao lại phải như thế chứ, khi tất cả những lo lắng của tôi đều liên quan đến
hiện tại hay tương lai?
Tôi rời xe và bắt đầu đi dọc theo những đụn cát. Vị bác sĩ đã giúp
tôi trở lại bãi biển này, nơi ghi dấu biết bao ký niệm hạnh phúc thời thơ bé của
tôi. Đó có lẽ là những gì mà ông đề nghị tôi tìm lại - những niềm vui và hạnh
phúc chất ngất mà tôi đã bỏ quên lại sau lưng.
Tôi quyết định sẽ làm sống lại những giây phút đã nhạt nhòa ấy. Tôi
sẽ tô màu và làm sắc lại bức tranh hạnh phúc của quá khứ. Tôi sẽ chọn những gì
cụ thể và vẽ lại thật chi tiết. Tôi sẽ hình dung những con người trong bức tranh
ấy ăn mặc và vui đùa như thế nào. Tôi sẽ tập trung lắng nghe chính xác âm thanh
giọng nói cũng như tiếng cười của họ.
Thủy triều đang xuống dần, nhưng tiếng sóng vẫn vỗ ầm ầm. Tôi chọn
quay lại thời điểm của chuyến đi câu cá cuối cùng của tôi với đứa em trai 20 năm
về trước. Nó đã tử trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng tôi nhận ra
rằng nếu tôi nhắm mắt và thật sự cố gắng, tôi có thể nhìn thấy hình ảnh em tôi
sống động đến ngạc nhiên, thậm chí tôi còn nhìn thấy cả nét hóm hỉnh và sự hăm
hở trong mắt nó.
Thật ra tôi đã thấy toàn cảnh bức tranh ngày hôm đó: mặt biển lấp
lánh, ánh bình minh ló dạng trên bầu trời phía đông, những đợt sóng cuồn cuộn
đánh vào bờ một cách oai vệ và chậm chạp. Tôi cảm thấy những dòng nước xoáy
ngược ấm áp vây quanh đầu gối, chiếc cần câu của em tôi đột nhiên nảy lên khi
một con cá bị dính mồi, và tôi nghe tiếng la mừng rỡ của nó. Tôi đã họa lại bức
tranh ấy từng mảng một, rất rõ ràng và không một thay đổi sau bao năm tháng. Rồi
những hình ảnh ấy trôi qua...
Tôi đứng dậy một cách chậm chạp cố gắng tìm về quá khứ của mình.
Những người hạnh phúc luôn là những người tự tin và quả quyết. Nếu bạn thong thả
quay lại tìm và chạm tay tới những điều hạnh phúc, lẽ nào không tìm thấy một
chút sức mạnh?
Giai đoạn thứ hai trong ngày đã trôi qua nhanh chóng. Khi mặt trời
bắt đầu chếch bóng, tâm trí tôi hăm hở đi trên cuộc hành trình về quá khứ, sống
lại những khoảnh khắc, phát hiện ra những con người mà tôi đã hoàn toàn lãng
quên. Những năm qua, tôi đã nhớ thêm rất nhiều sự kiện nhưng đã vô tình để những
hạnh phúc trong quá khứ bị cuốn theo dòng thời gian. Một cảm giác ấm áp chợt
dâng lên trong lòng tôi, lúc đó tôi hiểu rằng chẳng có lòng tốt nào là lãng phí
hay có thể mất đi ý nghĩa của nó cả.
Đến ba giờ chiều, nước đã xuống và âm thanh của những con sóng giờ
chỉ là một lời thì thầm theo nhịp. Biển như một gã khổng lồ đang thở. Những đụn
cát giờ như đã là tổ ấm của tôi. Tôi cảm thấy thư giãn, hài lòng và hơi tự mãn.
Những liều thuốc của vị bác sĩ thật dễ uống.
Nhưng tôi chưa sẵn sàng uống liều thuốc thứ ba. Lời yêu cầu lần này
không phải nhẹ nhàng. Chúng giống như một mệnh lệnh hơn: "Xem lại động cơ của
mình''.
Phản ứng đầu tiên của tôi khi đọc những lời ấy là phải tự thanh minh
cho mình. Những động cơ của tôi chẳng có gì là xấu, tôi tự nhủ. Tôi muốn thành
công - ai mà chẳng thế? Tôi muốn được công nhận, nhưng những người khác cũng như
tôi thôi. Tôi muốn được yêu thương, được an toàn hơn - và tại sao lại không như
thế chứ?
Có lẽ, một tiếng nói nhỏ vang lên đâu đó trong đầu tôi, những động
cơ đó không hoàn toàn trong sáng. Có lẽ đó chính là lý do tại sao tôi bế
tắc.
Tôi cúi xuống, với lấy một nắm cát rồi để nó rơi qua những kẽ tay
mình. Trong quá khứ, những điều tôi làm tốt luôn xảy đến một cách tự nhiên,
không hề dự tính trước. Gần đây, thay vào đó là sự toan tính, được chuẩn bị ký
lưỡng nhưng mọi việc lại không suôn sẽ. Tại sao? Bởi tôi đã nhìn xa hơn bản thân
công việc, tôi chỉ nghĩ đến những phần thưởng mà tôi hy vọng nó sẽ mang lại. Và
công việc chỉ đứng một chỗ, nó đã trở thành một phương tiện chỉ để kiếm tiền.
Cảm giác cho đi điều gì đó, giúp đỡngười khác, cống hiến... đã bị mất hút trong
sự hối hả nắm lấy lợi ích cho bản thân mình.
Thoáng chốc, tôi nhận ra một điều chắc chắn rằng, nếu động cơ của
một người thiếu đi sự trong sáng thì tất cả những gì còn lại đều không có kết
quả. Dù bạn là một người đưa thư, thợ hớt tóc, một người bán bảo hiểm, một ông
bố luôn ở nhà hay một bà nội trợ thì cũng chẳng có gì khác nhau. Chỉ khi bạn cảm
thấy mình đang phục vụ cho người khác, bạn mới thực hiện tốt công việc được. Còn
nếu chỉ quan tâm đến những gì mình sẽ đạt được, hiệu quả công việc của bạn sẽ
giảm đi. Đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống.
Tôi ngồi một lúc lâu. Phía xa kia, tiếng sóng vỗ rì rào đã chuyển
thành tiếng gầm do thủy triều lên. Sau lưng tôi, những tia nắng cuối cùng của
một ngày đang gần như khuất dạng dưới đường chân trời. Một ngày ở biển của tôi
đã gần kết thúc, tôi cảm thấy khâm phục đến ghen ty vị bác sĩ và những liều
thuốc mà ông đã cho tôi, chúng quá lạ lùng và lại giản dị đến bất ngờ. Giờ đây
tôi đã thấy đó là những liều thuốc giá trị cho bất cứ ai đang phải đối mặt với
bất kỳ khó khăn nào.
Chăm chú lắng nghe: để bình tĩnh và làm dịu đi một tâm trí điên rồ,
chuyển sự tập trung từ những điều bên trong ra bên ngoài.
Cố gắng tìm về quá khứ: bởi trí óc con người chỉ có thể lưu một ý
nghĩ trong một lúc, để xóa đi sự lo lắng hiện tại khi bạn hương về niềm hạnh
phúc trong quá khứ.
Xem xét lại động cơ của mình: đây là mấu chốt của việc điều trị.
Đánh giá lại, đặt những động cơ của một người ngang bằng với khả năng và lương
tâm của người đó. Và bạn cần phải thực tâm khi làm điều này.
Mặt trời phía tây đã ngả sang màu đỏ chói khi tôi lấy ra mảnh giấy
cuối cùng. Đọc xong hàng chữ viết trên ấy, tôi đi chầm chậm ra biển. Khi chỉ còn
vài mét nữa là đến mép nước, tôi dừng lại và đọc hàng chữ lần nữa: "Viết những
ưu phiền lên cát".
Tôi thả mảnh giấy bay đi, cúi xuống nhặt một mảnh vỏ sò vỡ. Dưól vòm
trời cao vút, tôi đã viết thật nhiều trên mặt cát, hết nỗi ưu phiền này đến ưu
phiền khác... Sau đó tôi quay bước đi và không nhìn lại. Tôi đã viết những ưu
phiền của mình lên cát. Và ngoài kia, những con sóng đang tạt vào...
Người chạy cuối cùng - Hạt giống tâm hồn
Phần thưởng cao quý nhất cho công sức lao động của một người không phải là những gì người ấy nhận được, mà chính là qua đó anh ta đã tự cảm nhận được mình đã trưởng thành như thế nào.
- John Ruskin
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố
tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương,
theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được săn sóc y tế. Người tài
xế và tôi sẵn sàng trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh
vang lên.
- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối
cùng nên anh hãy lái xe chầm chậm thôi - Tôi nói với người tài xế, Doug, khi xe
bắt đầu lăn bánh về phía trước.
- Hy vọng người cuối cùng sẽ chạy
nhanh - Anh pha trò.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu
tiên dần vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ mặc quần soóc
màu xanh da trời và áo thun rộng thùng thình đập vào mắt tôi.
- Doug, nhìn kìa!
Chúng tôi biết mình đã nhận diện được
"người cuối cùng". Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối lại cứ đưa ra. Đôi
chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói
là chạy.
Doug và tôi lặng lẽ nhìn chị từ từ tiến
lên - chẳng ai nói lời nào. Chúng tôi cứ nhích lên từng quãng một rồi dừng lại
để chờ chị.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên
trước bàn chân kia mà tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị
tiến lên. Tôi nửa muốn chị ngừng lại nửa cầu mong chị tiếp
tục.
Cuối cùng, chị là người duy nhất còn
trong tầm nhìn. Tôi ngồi ra cả mép ghế, theo dõi - với vẻ sờ sợ, phấn khích chen
lẫn tôn kính - người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những dặm
cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm
ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy
cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến
tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như
đôi cánh.
Tôi không biết tên người phụ nữ đó,
nhưng kể từ ngày hôm ấy chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi - và tôi
phụ thuộc nhiều vào phần đời này. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh
bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn
đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn,
quá tốn thời gian hoặc tưởng như "không thể làm được", tôi lại nghĩ đến "người
chạy cuối cùng". Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với
tôi.
Tâm hồn và tình yêu của thiên nga - Hạt giống tâm hồn
Cái giây phút mà bạn có được trong tim mình một cảm giác kỳ lạ mang tên Tình Yêu và cảm nhận được chiều sâu, sự lung linh, ngất ngây của nó thì chính lúc ấy bạn sẽ nhận ra rằng thế giới xung quanh bạn đã thay đổi.
- J.
Krishnamurti
Năm thứ hai đại học của tôi sắp sửa kết thúc. Vào một đêm nóng bức
trong tuần cuối cùng của tháng năm, tôi nhận được điện thoại của mẹ ở ký túc xá
cho biết tôi sẽ về nghỉ hè với ông bà để phụ giúp công việc đồng áng. Ý kiến này
khiến mọi người trong nhà đều hài lòng. Riêng tôi không hoàn toàn bị thuyết phục
lắm nhưng tự an ủi rằng dù gì cũng chỉ có một kỳ nghỉ mà thôi.
Sau khi thi xong môn cuối, tôi thu dọn đồ lên xe, chào tạm biệt bạn
bè và hẹn sẽ gặp lại vào mùa thu. Các bạn tôi cũng vậy vì hầu hết bọn họ cũng sẽ
về nhà.
Từ trường tôi về đến nông trại mất hết ba giờ lái xe. Ông bà tôi đều
đã qua tuổi bảy mươi, và tôi biết họ rất cần người phụ giúp công việc của nông
trại, ông không thể dọn cỏ khô một mình cũng như sửa chữa chuồng trại cùng hàng
đống việc khác.
Chiều hôm ấy tôi đến nơi muộn. Bà đã nấu nhiều đồ ăn đến nỗi cả ba
chúng tôi không thể nào ăn cho hết. Bà hết sức yêu thương và quan tâm tới đứa
cháu của mình. Tôi đã nghĩ rằng sự niềm nở này sẽ nhanh chóng phai nhạt một khi
tôi ở lâu cùng với bà. Nhưng không phải vậy. Ông muốn biết tất cả mọi điều về
tôi. Đến giờ ngủ, tôi nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Dầu gì, tôi cũng chỉ phải ở
đây một mùa hè thôi.
Sáng hôm sau, tự ông chuẩn bị bữa sáng cho hai người. Ông bảo rằng
bà bị mệt vì đã vất vả cả ngày hôm qua nên sẽ nằm nghỉ lâu một chút. Tôi tự nhủ
sẽ không nhờ bà làm bất cứ điều gì cho mình trong thời gian lưu lại. Tôi đến đây
để giúp đỡ chứ không phải làm gánh nặng cho ông bà.
Buổi sáng đó, ông khiến tôi rất ngạc nhiên. Khi chúng tôi rời khỏi
nhà, ông dường như sinh động và linh hoạt hẳn lên. Nông trại này là lãnh địa của
ông. Mặc dù đã lớn tuổi, ông vẫn giữ được dáng vẻ tự tin khi đi khắp nơi trong
khu vực này. Ông không còn có dáng vẻ gì của con người đã thiếp đi trên ghế tối
qua trước lúc bản tin sáu giờ chấm dứt. Khi chúng tôi băng qua cánh cổng để đến
xem xét đàn gia súc, ông dường như biết rất rõ từng con bò. Mà có tới gần hai
trăm con trong đàn chứ ít gì!
Chúng tôi không thật sự làm nhiều việc trong ngày đầu, nhưng tôi lấy
làm cảm phục về tất cả những gì mà ông đã thực hiện trong suốt những năm tôi
chưa sinh ra. Ông không được ăn học đầy đủ nhưng đã nuôi dạy bốn người con khôn
lớn nên người nhờ vào nông trại này. Tôi thật sự ấn tượng sâu sắc về điều
đó.
Nhiều tuần lễ trôi qua. Đến tháng sáu, chúng tôi đã gom xong cỏ
khô, cột lại thành bó và cất vào nhà kho. Tôi cũng dần quen với chuyện cùng ông
làm việc mỗi ngày. Những gì cần làm ông đều dự tính sẵn trong đầu và mỗi ngày
chúng tôi chỉ việc thực hiện từng phần. Buổi chiều tối ở nhà, tôi thường đọc
sách hay nói chuyện với bà. Bà không bao giờ chán những câu chuyện ở trường hay
bất cứ chuyện gì có liên quan đến tôi. Bà còn kể cho tôi nghe về thời bà mới gặp
ông, về tình yêu của ông dành cho bà, về ánh mắt thuở ban đầu mà bà còn nhớ mãi
về ông...
Sáng chủ nhật tuần cuối cùng của tháng sáu, ông rủ tôi đi câu cá vì
chúng tôi đã hoàn tất mọi việc. Hồ nước nằm trong một cánh đồng trũng gần khu
rừng. Những năm trước ông đã thả cá xuống hồ. Hôm đó chúng tôi lái xe đến hồ,
tiện thể coi qua đàn gia súc. Chúng tôi không thể ngờ đến những gì mình trông
thấy sáng hôm đó: Một con trong cặp thiên nga mà ông tặng bà vào ngày lễ Kim
Khánh đã chết. Con còn lại không chịu ăn mà cứ ngước nhìn về một hương xa
xăm.
- Sao mình không mua một con khác thế vào hở ông? - Tôi đề nghị với
hi vọng có thể cứu vãn được tình thế.
Suy nghĩ một lát. Cuối cùng ông nói:
- Không... không dễ dàng vậy đâu con ạ! Con biết không, loài thiên
nga cả đời chỉ có một bạn tình.
Ông đưa tay chỉ trong khi tay kia giữ cần câu - loài khác thì được,
còn thiên nga thì không. Có thể mang đến cho nó một con khác nhưng chẳng thể
mang lại một tâm hồn như nó vốn đã từng mong chờ, tìm được và thấu hiểu. Chúng
ta chẳng thể làm được gì hơn cho con thiên nga còn lại. Nó phải tự xoay xở lấy
mà thôi.
Suốt buổi sáng chúng tôi đã bắt đủ số cá cho bữa trưa. Trên đường
về, ông dặn tôi đừng kể cho bà nghe về chuyện con thiên nga. Bà không còn đi về
phía hồ nhiều nữa. Vì thế, cho bà biết việc đó cũng chẳng ích gì.
Vài ngày sau, ông và tôi có đi ngang hồ trong khi làm công việc kiểm
tra đàn gia súc mỗi sáng. Chúng tôi trông thấy con thiên nga còn lại đang nằm
đúng nơi bạn nó được tìm thấy trước đó. Và... Nó cũng đã chết...
Ông và tôi bắt đầu tháng bảy bằng công việc dựng một hàng rào mới.
Đen ngày 12 tháng 7, bà tôi qua đời. Sáng hôm ấy tôi ngủ dậy muộn và ông cũng
chẳng gõ cửa phòng gọi. Đen gần tám giờ sáng, tôi mới vội vã thay đồ và xuống
bếp. Bác sĩ Morgan đang ngồi tại bàn trong nhà bếp. Ông ấy đã là hàng xóm của
ông bà tôi từ lâu kể từ khi về hưu. Trước đây, ông có tới nhà tôi vài lần mỗi
khi cần kíp. Ngay lập tức, tôi nhận ra có điều gì bất ổn. Sáng nay, bên cạnh
chân bác sĩ là chiếc cặp đen cũ ký. Và, rõ ràng ông tôi đang run rẩy.
Bà tôi đã đột ngột qua đời bởi chứng đột quy. Cha mẹ tôi đến ngay
trong buổi chiều ấy. Người thân và bạn bè của ông bà cũng nhanh chóng tề tựu tại
căn nhà cũ này.
Đám tang được tổ chức ngay ngày hôm sau vì ông nhất quyết muốn nó
diễn ra càng sớm càng tốt. Vào ngày thứ hai sau đám tang, ông nói trong bữa
sáng:
- Đây là một nông trại bận rộn. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải
làm. Những người còn lại hãy trở về với công việc của mình.
Hầu hết mọi người trong gia đình đều đã đi khỏi, nhưng đó là cách
ông bảo mọi người là đã đến lúc phải về nhà. Cha mẹ tôi là người cuối cùng ra
về sau bữa trưa.
Ông tôi không phải là người có thể dễ dàng bộc lộ nỗi đau của mình
cho ai khác. Cho nên, tất cả chúng tôi đều lo lắng cho ông. Mọi người đã bàn
tính khuyên ông từ bỏ việc đồng áng. Cha mẹ tôi cũng nghĩ rằng ông đã già quá
rồi nên không thể nào sống một mình ở đấy. Tuy nhiên, ông không hề bận tâm đến
chuyện đó. Tôi thật sự tự hào về cách mà ông tự khẳng định mình.
Những ngày hè còn lại dần trôi qua. Chúng tôi vẫn bận rộn với công
việc. Tôi lờ mờ nhận thấy ông có điều gì đó khang khác nhưng không chắc lắm. Tôi
bắt đầu nghi ngại liệu ông có thể sống tốt hơn được với một ai đó không, nhưng
tôi biết ông không thể nào rời bỏ nông trại.
Tháng chín đang đến gần, nhưng tôi lại không muốn ra đi. Tôi cũng
tính đến việc bỏ học kỳ mùa thu này để ở với ông thêm vài tháng cho ông bớt cô
đơn. Khi tôi đề cập đến việc này, ông lập tức phản đối, bảo rằng chỗ của tôi là
trường đại học chứ không phải chốn này.
Cuối cùng đã đến lúc tôi phải thu dọn đồ lên xe và rời khỏi đây. Tôi
bắt tay và ôm ông chào tạm biệt. Khi lái xe đi, qua kính chiếu hậu tôi còn nhìn
thấy ông vẫy tay chào rồi quay về hương đồng cỏ để bắt đầu công việc kiểm tra
đàn gia súc mỗi sáng. Đó là hình ảnh về ông mà tôi hằng lưu giữ trong tâm
trí.
Mẹ gọi điện đến trường cho tôi vào một buổi sáng dông bão để báo tin
ông mất. Một người hàng xóm ghé ngang nhà uống cà-phê sáng hôm đó và tìm thấy
ông trong bếp. Ông mất vì chứng đột quy giống như bà. Trong khoảnh khắc đó, tôi
đã hiểu ra được những điều mà ông đã cố gắng giải thích cho tôi về con thiên nga
vào buổi sáng chúng tôi đi câu bên hồ.
Những con đường mới - Hạt giống tâm hồn
Bạn có thể có một khởi đầu tươi sáng bất kỳ lúc nào bạn muốn, bởi cái gọi là thất bại không có nghĩa là gục ngã mà là dừng chân một chỗ.
- Mary Picford
Lúc ấy là năm 1903. Bà Annie Johnson sinh sống tại Arkansas cùng hai
con trai và đang lâm vào tình cảnh bế tắc. Tiền bạc của bà gần như đã cạn, bản
thân bà không có khả năng đặc biệt nào ngoài việc đọc và cộng những con số đơn
giản. Thêm vào đó là cuộc hôn nhân không được mãn nguyện và gốc gác da đen vốn
bị phần biệt của bà. Tất cả như đang dồn Annie vào ngõ cụt.
Khi bà ngỏ lời với chồng mình, ông William Johnson, rằng bà không
hài lòng về cuộc hôn nhân giữa họ, ông thừa nhận nó cũng không như ông mong muốn
và từ lâu ông cũng có ý định ra đi học đạo. Ông còn bảo Thượng Đế gọi ông đi
truyền giáo tận vùng Enid thuộc bang Oklahoma. Tuy nhiên, ông đã không kể cho bà
nghe việc ông có quen một mục sư tại đó, người ông sẽ theo học đạo và có một cô
con gái dễ mến chưa lập gia đình. Thế là họ chia tay nhau một cách nhẹ nhàng.
Annie giữ lại ngôi nhà chỉ có vỏn vẹn một căn phòng còn ông William mang theo
gần hết tiền mặt đến Oklahoma.
Annie là một phụ nữ to cao và đầy nghị lực. Bà quyết định sẽ làm lại
từ đầu và gửi bọn nhóc yêu quý của mình cho người khác trông nom. Bà
nói:
- Tôi nhìn lại con đường tôi đang đi và quãng đường đã qua, vì
không thấy hài lòng nên tôi đã quyết định bước khỏi con đường đó, rẽ sang một
hương mới.
Biết mình không có khả năng được thuê làm việc tại nhà máy bông hay
xưởng xẻ gỗ trong vùng, bà nghĩ cách tạo kế sinh nhai cho mình dựa vào hai nhà
máy này.
Bà lên kế hoạch thật tỉ mỉ và chẳng để ai biết. Một ngày nọ, vào lúc
trời sẩm tối, để xem mình đã thật sự sẵn sàng thực hiện kế hoạch chưa, bà đặt
những hòn đá vào hai cái xô nặng cỡ 19 lít rồi xách chúng đi gần năm cây số đến
nhà máy bông. Sau khi nghỉ ngoi một lát, bà bỏ bớt vài hòn đá rồi đi tiếp 8 cây
số nữa trong bóng đêm trên con đường đầy bụi đất đến nhà máy cưa. Trên đường
quay trở về tổ ấm nhỏ của mình cùng các con, bà đã bỏ dần những hòn đá còn lại
dọc đường.
Đêm đó, bà luộc gà rồi chiên giăm bông. Sau đó bà nhào bột và làm
bánh nướng cuốn nhân thịt. Đen gần sáng bà mới đi ngủ.
Sáng hôm sau, bà rời nhà mang theo bánh kẹp thịt, mỡ, một cái chảo
sắt và than đá để nhóm lửa. Gần đến giờ ăn trưa, bà xuất hiện ở một khu đất
trống sau nhà máy bông. Khi tiếng chuông báo nghỉ trưa vang lên, bà thả rau húng
vào chảo mỡ đang sôi. Mùi thơm lan tỏa đến chỗ những công nhân vừa túa ra từ nhà
máy, người dính đầy bụi bông trắng trông như những bóng ma.
Hầu hết các công nhân đều đã mang theo phần trưa của mình, nhưng hôm
nay họ bị quyến rũ bởi mùi thơm từ những chiếc bánh nhân thịt nóng hổi mà bà
Annie vừa vớt ra khỏi chảo. Bà gói chúng bằng giấy báo thấm mỡ và bán với giá 5
xu một cái. Dù bán chậm nhưng những ngày đầu tiên đó Annie rất quyết tâm. Bà
phần chia đồng đều việc bán hàng ở cả hai nhà máy.
Thế là, nếu ngày thứ hai bà bán bánh nóng giòn ở nhà máy bông và bán
những chiếc bánh đã nguội còn dư ở nhà máy cưa với giá ba xu, thì thứ ba bà sẽ
đến nhà máy cưa trước để chào bánh mới ra lò khi những người thợ xẻ người đầy
mạt cưa xuất hiện ở cổng nhà máy.
Trong những năm kế đó, vào những ngày xuân êm dịu, những trưa hè
nóng bỏng, hay những ngày lạnh lẽo mưa dầm tuyết rơi, Annie không bao giờ làm
thất vọng khách hàng của mình, những người tin chắc sẽ gặp hình ảnh một người
phụ nữ cao lớn, da ngăm đen khom người bên chảo dầu, cẩn thận trở từng miếng
bánh kẹp thịt. Khi cảm thấy chắc chắn những người công nhân kia đã là những
khách hàng thân thiết, bà dựng một cái sạp giữa hai nhà máy cho họ đến dùng
bữa.
Thật sự, bà đã bước ra khỏi con đường mà dường như đã được chọn sẵn
cho bà để rồi tìm cho mình một lối đi hoàn toàn mới. Nhiều năm sau, gian hàng ấy
đã trở thành cửa hàng nơi khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì, từ pho mát, thức
ăn, xirô, bánh bích quy, kẹo, đồ chua, đồ hộp, trái cây tươi, nước ngọt, đến
than đá, dầu và cả đế da cho những đôi giày đã mòn.
Mỗi người chúng ta đều có quyền và trách nhiệm xem xét những con
đường phía trước, cũng như những con đường ta đã đi qua. Nếu con đường tương lai
không sáng sủa hay không hứa hẹn với ta điều gì và ta không thể quay đầu lại,
chúng ta cần quyết tâm, và chỉ mang theo hành trang cần thiết, bước khỏi con
đường đó rồi rẽ sang hương khác. Nếu sự lựa chọn mới cũng không thể chấp nhận
được, đừng bối rối, chúng ta hãy sẵn sàng thay đổi nó.
Chắp cánh ước mơ - Hạt giống tâm hồn
Ở đâu không có trí tưởng tượng và ước mơ, ở đó con người sẽ lụi tàn và cuộc sống không trọn vẹn.
- Khuyết danh
Có một cậu bé lớn lên trong trại mồ côi luôn mơ ước được bay như
chim trên trời. Cậu quả tình không hiểu tại sao những con vật ở thảo cầm viên
trông to lớn hơn mình nhiều mà lại bay được. "Tại sao mình không bay được nhỉ?".
Cậu tự hỏi. "Chẳng lẽ mình có gì đó bất thường chăng?".
Sống gần trại trẻ mồ côi có một chú bé bị liệt đôi chân. Ước muốn
duy nhất của chú chỉ là được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa.
Trong đầu chú luôn nặng trĩu câu hỏi: "Sao mình không giống như các bạn ấy
nhỉ?".
Một hôm, cậu bé mồ côi đến công viên chơi và tình cờ gặp chú bé tật
nguyền đang ngồi nghịch cát. Cậu lân la đến gần làm quen và hỏi xem chú bé kia
có khi nào mong muốn được bay lượn như chim không.
- Không! - Chú bé bị liệt trả lời - Nhưng mình luôn muốn biết cảm
giác đi và chạy giống như các bạn nó như thế nào.
- Có gì vui đâu! - Cậu bé muốn bay như chim đáp. - À, này, đằng ấy
với mình kết bạn với nhau nhé, được không?
- Được chứ, mình cũng thích thế.
Thế rồi hai chú bé ngồi chơi với nhau hàng giờ liền, cùng xây những
tòa lâu đài bằng cát và cùng đua nhau phát ra đủ loại âm thanh vui nhộn từ hai
chiếc miệng xinh xắn. Chúng nhìn nhau, nét mặt rạng ngời niềm vui. Góc công viên
chốc chốc lại rộ lên những tràng cười giòn tan. Cuộc vui dừng lại khi cha của
chú bé bị liệt mang xe lăn đến đón con về. Cậu bé luôn ao ước bay được như chim
chạy đến bên người cha và nhón chân lên thì thầm điều gì đó vào tai
ông.
- Được đấy! - Người cha gật gù.
Xong, cậu bé chạy về phía người bạn mới của mình và bảo:
- Đằng ấy là người bạn duy nhất của mình. Ước gì mình có thể làm gì
đó để giúp đằng ấy đi và chạy được như mình. Tuy nhiên, mình nghĩ điều này thì
mình có thể làm được.
Dứt lời, cậu xoay người lại và bảo bạn trèo lên lưng mình. Và rồi
cậu chạy trên bãi cỏ công viên. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chuệnh
choạng, về sau mỗi lúc một nhanh thoăn thoắt hơn lên. Trên lưng, người bạn tật
nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy
băng băng, cho tới lúc gió tạt mạnh vào mặt hai đứa trẻ.
Người cha đứng lặng nhìn theo cả hai, mắt rưng rưng. Đứa con không
đi được của ông đang dang rộng đôi cánh tay, vung vẫy trong gió, và luôn miệng
thét to:
- Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!
Mỗi ngày là một món quà - Hạt giống tâm hồn
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại là món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta.
- Khuyết danh
Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của
chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc
bằng giấy lụa. Anh xé lớp giấy bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ được
gói bên trong. Chiếc quần rất dễ thương: được may bằng lụa mềm có viền ren. Trên
đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.
- Jan đã mua nó khi anh chị đến New
York lần đầu tiên, cách đây đã 8,9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô
ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt. Giờ thì ngoài dịp này ra, chẳng còn có dịp
nào khác nữa.
Anh cầm lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt
nó lên giường cùng những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh
mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi
nói:
- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì
để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt
rồi đó.
Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên
tôi từ lúc đó đến những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp tang
lễ cho chị tôi ổn thỏa. Chị tôi đã ra đi thật bất ngờ!
Trên chuyến bay quay về nhà sau đám
tang chị, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy, về tất cả những ước mơ chưa trọn vẹn
của chị tôi, về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó đặc
biệt.
Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa
bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải
để ta đối phó. Thế là tôi quyết định thay đổi!
Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm
đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong
tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian
cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ
ích.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa:
tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý
nghĩa - chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa chén hết bị nghẹt hay bông
hoa trà đầu tiên hé nở.
Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy
thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một
túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của
mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó
xì xào bình phẩm.
Tôi đang bỏ dần những cụm từ "một ngày
nào đó" hay "nội trong vài ngày" khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì
đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.
Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu
biết rằng ngày hôm sau chị không còn trên cõi đời này nữa, cái ngày hôm sau mà
tất cả chúng ta mặc nhiên nghĩ nó sẽ đến. Tôi nghĩ chị hẳn đã gọi điện cho những
người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị đã hẹn gặp một vài người bạn
cũ để xin lỗi và xóa đi những chuyện không vui đã qua. Hoặc chị đã đi ra ngoài
dùng một bữa cơm Tàu mà tôi đoán mình sẽ chẳng bao giờ được
biết!
Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ
khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi
tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày
nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư nào đó mà tôi đã định viết -
nội trong vài ngày. Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì tôi đã không thường xuyên
nói với chồng và con gái tôi rằng tôi yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất
nhiều để không trì hoãn, giữ lại hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười
và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phong phú.
Và mỗi buổi sáng, khi thức dậy, tôi
luôn tự nhủ: hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở...
đều là một món quà của cuộc sống.
Chúng ta không biết chuyện gì có thể sẽ
xảy đến với mình trong chuỗi liên khúc lạ thường và bất ngờ của cuộc sống. Tuy
nhiên, ta có thể quyết định những gì xảy ra bên trong con người mình, cách nhìn
và cách ta đón nhận chúng cũng như ta sẽ làm gĩ với chúng - và đó mới chính là
điểm mấu chốt
- Joseph Fort Newton
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - Hạt giống tâm hồn
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. ước mơ chính là những con đường chưa định hình nhưng rồi con người sẽ hướng tới và vượt qua.
Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa của lớp tôi tự giới
thiệu mình với sinh viên trong lớp rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với
nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy có một bàn tay dịu
dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại, đó là một bà cụ có vóc dáng nhỏ bé,
làn da nhăn nheo, đang nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.
Bà nói:
- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có
thể ôm anh bạn được chứ?
Tôi cười và vui vẻ trả lời:
- Dĩ nhiên là được, thưa bà! - Và bà đã ôm tôi thật
chặt.
- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như
thế này? - Tôi hỏi đùa.
Bà mỉm cười:
- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu
và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh
thế giới.
- Bà nói nghiêm túc chứ? - Tôi hỏi. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã
thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi của bà.
- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang
thực hiện giấc mơ đó! - Bà nói. Sau khi giờ học kết thúc, chúng tôi đến tòa nhà
hội sinh viên và cùng uống với nhau một ly sữa sô-cô-la. Chúng tôi trở thành bạn
của nhau ngay. Trong suốt ba tháng tiếp theo, hằng ngày chúng tôi luôn cùng nhau
rời khỏi lớp và trao đổi với nhau về mọi việc. Tôi luôn bị cuốn hút bởi "cỗ máy
thời gian" này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà
với tôi.
Trong suốt năm học. Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong
trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự,
có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình.
Bà luôn sống trong niềm say sưa đó.
Vào cuối năm học, chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi
tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng
tôi. Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường.
Khi bắt đầu bài phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn
nhà. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà cầm micro và nói:
- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang
rượu Lent và thứ rượu này đang giết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì
mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực
sự hiểu.
Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu: - Chúng ta ngừng vui
chơi bởi vì chúng ta đã già; nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không
vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được
thành công:
Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong
cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới
mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và
hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy
kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá
bỏ tất cả những điều tốt đẹp đã có trước đó và những điều tốt đẹp sẽ đến trong
tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.
Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh
mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết
theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!
Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng
thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được
điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ mãi nằm trên giường
suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88
tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất
đi tài năng và khả năng của bạn. vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn tìm được
cơ hội để thay đổi.
Thứ năm, đừng bao giờ tiếc nuối. Người trưởng thành thường không
nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm.
Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc.
Bà kết thúc cuộc nói chuyện của mình bằng cách mạnh dạn hát bài
"Cánh Hoa Hồng". Bà đã cùng chúng tôi hát bài đó và lời hát ấy hiện giờ đã trở
nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.
Và rồi. Rose cũng đã hoàn tất chương trình đại học mà bà đã bắt đầu
nhiều năm trước đây. Một tuần sau khi tốt nghiệp. Rose đã ra đi một cách thanh
thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà
bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng
cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng không bao giờ qua trễ để thực hiện
tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời.
Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy có một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại, đó là một bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, đang nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.