This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Bàn tay cô giáo - Hạt giống tâm hồn

Bạn không bao giờ biết được niềm hạnh phúc mà một hành động tứ tế đơn giản mang đến sẽ như thế nào đâu.

- Bree Abel
Bàn tay cô giáo

Trong ngày lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao. Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản. Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.
- Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - Một em nói.
- Của một người nông dân, - một em khác lên tiếng, - bởi vì ông ta nuôi gà tây.
Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai.
- Đó là bàn tay cô, thưa cô. - Em thầm thì.
Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao, cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là lễ Tạ ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.
Tất cả mọi người trên trái đất nay đều được sinh ra với một thảm kịch - đó là chúng ta cấn phải lớn lên. Rất nhiều người không có dũng khí làm điều đó.
- Helen Hayes

Quà sinh nhật - Hạt giống tâm hồn

Tôi ước ao có một ngày bốn đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà bởi chính tâm hồn của người ấy.

- Martin Luther King Jr.
Quà sinh nhật

Chú thích: Câu chuyện này được viết vào năm 1969 khi mà nạn phần biệt chúng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện.
Sau khi con trai tôi học lớp một được một tuần, thằng bé về nhà báo tin rằng Roger, học sinh người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp, là bạn ngoài sân chơi của nó. Tôi nuốt nước bọt rồi nói:
- Hay nhỉ! Thế con sẽ chơi chung với nó bao lâu nữa thì có đứa khác thay con chơi với nó?
- Ô, con sẽ chơi với bạn ấy mãi mãi mẹ ạ!- Mike trả lời tôi.
Rồi một tuần sau, tôi lại nghe tin Mike rủ Roger ngồi chung bàn học với mình.
Nếu như bạn không sinh ra và lớn lên ở tận miền nam nước Mỹ xa xôi này, như tôi đây, thì bạn sẽ không thể nào hiểu được những tin này khủng khiếp như thế nào. Tôi lập tức hẹn gặp giáo viên dạy lớp con tôi.
Cô giáo đón tôi với đôi mắt mệt mỏi và đầy hoài nghi. Cô nói:
- Thưa bà, tôi cho là bà cũng muốn con trai mình được ngồi chung với một học sinh khác, phải không ạ? Bà vui lòng chờ cho một lát. Tôi cũng có một cuộc hẹn với một phụ huynh khác và bà ấy đang đến kìa.
Vừa lúc ấy, tôi trông thấy một phụ nữ trạc tuổi tôi bước tới. Tim tôi tự nhiên đập mạnh bởi tôi đoán chắc bà ấy là mẹ của Roger. Nơi bà toát lên vẻ trầm lặng và hết sức đĩnh đạc của một người phụ nữ có phẩm cách, nhưng những điều đó cũng không giúp bà ta giấu được nỗi lo lắng thể hiện qua giọng nói:
- Cháu Roger thế nào rồi, thưa cô? Tôi mong rằng con tôi vẫn quan hệ tốt với những đứa trẻ khác. Nếu không như thế, cô cho tôi biết nhé!
Bà ngập ngừng khi tự nêu câu hỏi:
- Cháu có làm điều gì khiến cô phải phiền lòng không? Ý tôi nói là việc cháu phải thay đổi chỗ ngồi quá nhiều lần!
Tôi cảm nhận được sự căng thẳng tột độ trong lòng mẹ của Roger, vì chắc bà đã biết rõ câu trả lời. Nhưng tôi thấy tự hào cho cô giáo lớp một này khi nghe cô dịu dàng đáp:
- Không có đâu, thưa bà! Cháu Roger không làm gì để tôi phải phiền lòng cả. Chẳng qua trong những tuần đầu tiên, tôi cố gắng chuyển đổi chỗ ngồi để cuối cùng em nào cũng tìm được người bạn hợp với mình thôi.
Bấy giờ tôi mới giới thiệu mình và nói rằng con trai tôi là bạn cùng bàn mới của Roger và tôi hy vọng hai đứa nó sẽ thương mến nhau. Ngay lúc nói ra tôi đã biết những lời của mình hoàn toàn sáo rỗng, chứ tận đáy lòng, tôi thực sự không muốn điều này. Nhưng rõ ràng là câu nói ấy đã làm yên lòng mẹ của Roger.
Đã hai lần thằng bé Roger mời Mike đến nhà mình chơi, nhưng lần nào tôi cũng viện lý do để không cho con tôi đi. Và rồi có một việc xảy ra khiến cho lòng tôi cứ day dứt mãi không thôi khi nghĩ lại cách cư xử của mình.
Vào ngày sinh nhật của tôi, Mike đi học về cầm trên tay một tờ giấy lấm lem được gấp lại vuông vức. Tôi mở ra và nhìn thấy ba bông hoa và dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật Cô!" được viết nắn nót bằng bút chì ở mặt trong tờ giấy và một đồng cắc năm xu.
- Roger gửi tặng mẹ đó! -Mike nói - Đó là tiền mua sữa của bạn ấy. Khi con nói hôm nay là sinh nhật của mẹ, bạn ấy nhờ con mang về tặng mẹ. Bạn Roger nói rằng mẹ cũng là mẹ của bạn ấy, vì mẹ là người mẹ duy nhất đã không yêu cầu bạn ấy phải đổi sang bàn khác.

Đêm cuối cùng - Hạt giống tâm hồn

Hãy dành thời gian cho mọi người quanh mình - cho dù đó là một việc nhỏ nhoi. Hãy làm điều mà bạn chẳng được hưởng lợi lộc gì ngoài đặc quyền làm điều đó.

- Albert Schweitzer
Đêm cuối cùng

Cụ ơi, con trai cụ đến rồi đây. - Cô y tá khẽ gọi cụ già.
Phải gọi đến mấy lần ông lão mới khó nhọc mở mắt ra. Đêm qua, ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê do trụy tim và sau khi cấp cứu, ông cũng chỉ tỉnh lại phần nào. Ông loáng thoáng nhìn thấy bóng dáng một thanh niên trong bộ quân phục lính thủy đang đứng cạnh giường mình.
Ông lão đưa tay ra cầm lấy tay chàng trai. Những ngón tay rắn rỏi của anh lính siết nhẹ bàn tay mềm rũ không còn chút sinh khí ấy. Cô y tá mang đến một chiếc ghế để người lính ngồi với cha mình.
Suốt đêm, anh lẳng lặng ngồi trong căn phòng ánh sáng tù mù, nắm tay ông lão và nói với ông những lời động viên, ông lão hấp hối nằm yên, không nói gì, nhưng tay ông vẫn không rời bàn tay chàng trai. Mặc những tiếng rì rì của bình ôxy, tiếng rên rỉ của các bệnh nhân khác và tiếng bước chân của các y tá trực đêm ra vào phòng, anh lính vẫn ngồi ngay ngắn bên ông lão.
Cô y tá, thỉnh thoảng ghé vào thăm nom các bệnh nhân, luôn bắt gặp anh lính trẻ thì thầm những lời an ủi vào tai ông. Nhiều lần, cô chủ ý nhắc anh chợp mắt một lát, nhưng anh đều từ chối.
Gần sáng, ông lão trút hơi thở cuối cùng. Người lính cẩn thận đặt bàn tay lạnh lẽo của ông lên giường và bước ra ngoài tìm cô y tá. Anh ngồi đợi trong lúc cô chuyển thi hài ông lão xuống nhà xác và làm những thủ tục cần thiết. Khi quay lại, cô y tá ngỏ lời chia buồn với anh, nhưng khi cô chưa dứt lời, anh đã ngắt ngang hỏi:
- Ông cụ này là ai vậy?
Cô y tá giật mình.
- Ông cụ là cha anh mà!
- Không phải đâu. Ông cụ ấy đâu phải là cha tôi. Tôi chưa gặp ông bao giờ cả.
- Vậy sao anh không nói khi tôi đưa anh đến gặp ông?
- Tôi biết là có sự nhầm lẫn từ người cấp phép cho tôi về nhà. Tôi nghĩ có lẽ con trai ông cụ và tôi trùng tên, trùng quê quán và có số quân giống nhau, do đó người ta mới nhầm như vậy. - Người lính giải thích. - Ông cụ rất muốn gặp con trai mình mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên ông cụ tôi nhận ra là cụ đã yếu đến mức không còn phần biệt được tôi với con trai cụ nữa. Biết là ông rất cần có ai đó bên cạnh, nên tôi đã quyết định ở lại.

Tấm lòng cô giáo - Hạt giống tâm hồn

Có những điểm cao trào quan trọng trong cuộc sống chúng ta, và hầu hết chúng đều đến tử sự khuyến khích của ai đó.

- George Adams
Tấm lòng cô giáo

Chúng tôi đang trong giờ học của cô Virginia Deview, khúc khích cười, thọc mạnh vào nhau và bàn tán về những "tin tức" mới nhất trong ngày, như thuốc chải mí mắt màu tím đặc biệt mà Cindy đang dùng. Cô Deview hắng giọng và yêu cầu chúng tôi trật tự.
- Bây giờ, - cô vừa nói vừa mỉm cười, - các em hãy suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Cả lớp dường như đồng loạt há hốc miệng vì ngạc nhiên. Nghề nghiệp của chúng tôi ư? Chúng tôi liếc nhìn nhau. Chúng tôi chỉ mới 13, 14 tuổi. Cô giáo này thật là lẩn thẩn!
Đó là điều mà khá nhiều đứa trong bọn chúng tôi nhận xét về cô Deview, người có mái tóc luôn búi lên và hàm răng trên nhô ra. Be ngoài như thế khiến cô luôn là mục tiêu dễ dàng cho những tiếng cười khúc khích và những câu đùa ác nghiệt của lũ học trò.
Cô cũng hay làm cho các học sinh bực bội vì những yêu cầu khắt khe của mình. Hầu hết chúng tôi đều xem nhẹ năng lực của cô.
- Phải. Tất cả các em phải suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình. - Cô hăng hái nói như thể đây là điều tuyệt nhất mà cô làm được cho học sinh của mình. - Các em sẽ phải làm một đề tài nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Mỗi em sẽ phải phỏng vấn một ai đó làm trong lĩnh vực mà mình chọn, rồi thuyết trình trước lớp.
Hôm đó, tất cả chúng tôi đều tan học với sự lúng túng. Có ai mà biết mình muốn làm gì khi mới 13 tuổi chứ? Tuy nhiên, tôi đã thu hẹp những lựa chọn của mình lại. Tôi thích nghệ thuật, ca hát và viết văn. Nhưng về nghệ thuật thì tôi rất tệ, còn khi tôi hát các chị tôi hay hét lên: "Này, làm ơn ngậm miệng lại dùm đi". Lựa chọn duy nhất còn lại là viết văn.
Và trong những giờ lên lớp kế tiếp của mình, cô Deview đều kiểm tra chúng tôi: "Chúng tôi đã đi đâu?", "Các bạn nào đã chọn được nghề nghiệp cho mình?". Cuối cùng, hầu hết chúng tôi đều đã chọn được một nghề nào đó; tôi đã chọn nghề làm báo. Điều đó có nghĩa là tôi phải đi phỏng vấn một phóng viên báo chí bằng xương bằng thịt. Điều này làm tôi rất lo.
Tôi ngồi xuống trước mặt người phóng viên mà tôi gặp gần như không thể nói nổi lời nào. Ông ấy nhìn tôi rồi hỏi:
- Cháu có mang theo cây viết nào không?
Tôi lắc đầu.
- Còn giấy viết thì sao?
Tôi lại lắc đầu.
Cuối cùng, chắc ông ấy nhận ra là tôi đang sợ hãi và đã cho tôi một lời khuyên hữu ích đầu tiên để có thể trở thành một nhà báo.
- Bác chưa bao giờ đi đến bất kỳ nơi nào mà không mang theo bút và giấy viết cả, bởi vì ta chẳng bao giờ biết mình đang rơi vào chỗ nào.
Trong 90 phút tiếp đó, người phóng viên đứng tuổi đã kể cho tôi nghe toàn những câu chuyện về các vụ cưóp, những trường hợp ăn chơi sa đọa và những vụ hỏa hoạn, ông kể về một đám cháy bi thảm đã cưóp đi sinh mạng của bốn người trong gia đình nọ mà ông không thể nào quên, ông bảo rằng ông vẫn có thể ngửi thấy mùi thịt của họ đang cháy...
Vài ngày sau, tôi đã trình bày bài thuyết trình về nghề nghiệp của mình trước lớp hoàn toàn bằng trí nhớ một cách say sưa như bị thôi miên. Tôi nhận được điểm A cho toàn bộ công trình của mình.
Khi năm học sắp kết thúc, một vài học sinh quá bất mãn đã quyết định trả thù cô Virginia De view vì công việc khó khăn mà cô đã bắt chúng tôi làm. Khi cô đi đến một góc hành lang nọ, chúng đã cố hết sức ấn mạnh một cái bánh vào mặt cô. Cô chỉ bị xây xát nhẹ bên ngoài, nhưng trong lòng cô đã bị tổn thương rất nặng. Nhiều ngày sau đó, cô đã không đến trường. Khi tôi nghe được chuyện ấy, ruột tôi như bị ai cắt. Tôi cảm thấy xấu hổ cho chính mình và những đứa bạn của tôi, những người không biết làm điều gì tốt hơn là lên án một người phụ nữ vì vẻ bề ngoài của cô ấy, thay vì thán phục những phương pháp giảng dạy thú vị của cô.
Nhiều năm sau, tôi đã quên tất cả mọi chuyện về cô Deview cũng như những nghề nghiệp chúng tôi đã lựa chọn. Tôi vào đại học và tìm kiếm một nghề nghiệp mới. Cha muốn tôi đi theo lĩnh vực kinh doanh và dường như đó là một lời khuyên đúng đắn vào lúc bấy giờ, nhưng oái oăm thay tôi chẳng có lấy một ký năng kinh doanh nào. Thế rồi tôi chợt nhớ đến cô Virginia Deview cùng ước muốn làm phóng viên hồi 13 tuổi. Tôi gọi điện cho ba mẹ.
- Con sẽ đổi nghề - Tôi thông báo.
Một sự im lặng nặng nề ở đầu dây điện thoại bên kia.
- Đổi sang nghề gì? - Cuối cùng cha tôi cất tiếng.
- Nghề làm báo ạ!
Tôi có thể đọc thấy sự không vui qua giọng nói của ba mẹ, nhưng họ không ngăn cản tôi. Họ chỉ nhắc nhở tôi rằng đây là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và tôi đã muốn tránh nó như thế nào.
Họ nói đúng. Tuy nhiên nghề phóng viên báo chí đã đem lại cho tôi điều gì đó; nó nằm trong máu thịt của tôi. Nó đem đến cho tôi sự tự do để đến được với tất cả những người xa lạ và hỏi họ về những điều đã xảy ra. Nó luyện cho tôi cách đặt câu hỏi và tìm được câu trả lời trong cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư của mình. Nó mang đến cho tôi sự tự tin.
Trong 12 năm qua, nghề phóng viên đem lại cho tôi Sự hài lòng và rất nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Tôi viết mọi chuyện từ những kẻ giết người đến những vụ rơi máy bay và sau cùng là viết theo sở trường của mình. Tôi thích viết về những giây phút bi thảm và mong manh trong cuộc sống con người, bởi lẽ tôi cảm thấy điều đó giúp họ trong một phương diện nào đó.
Một ngày nọ, khi tôi nhắc điện thoại lên, một cơn sóng ký niệm chợt ùa về trong tôi. Tôi nhận ra rằng nếu không có sự ủng hộ của cô Virginia De view, tôi sẽ không có được vị trí hiện nay của mình.
Có lẽ cô sẽ chẳng bao giờ biết được nếu không có sự giúp đỡ của cô, tôi đã không trở thành một phóng viên và một nhà văn. Có thể tôi đang ngụp lặn trong thế giới kinh doanh ở một nơi nào đó, với những rủi ro to lớn bao vây lấy tôi mỗi ngày. Tôi tự hỏi giờ đây có bao nhiêu học sinh khác đã từng là học trò của cô nhận thức được tầm quan trọng của bài tập nghiên cứu về nghề nghiệp đó.
Người ta luôn hỏi rằng:
- Anh đã chọn nghề báo như thế nào?
- À, anh có biết không, có một cô giáo...
Tôi luôn bắt đầu như thế và thầm cám ơn cô Deview.
Tôi mong rằng những học trò của cô khi ngẫm nghĩ về những ngày còn đi học của mình, sẽ còn giữ lại trong tâm trí hình ảnh của một người giáo viên độc thân - cô Virginia De view - rất riêng, rất khác biệt của họ. Có lẽ họ sẽ cám ơn cô ấy trước khi quá trễ.

Đôi mắt biết nói - Hạt giống tâm hồn

Những cơ hội lớn để ta giúp đỡ người khác hiếm khi xuất hiện, nhưng những cơ hội nhỏ để ta làm điều đó ở quanh ta mỗi ngày.

- Sally Koch
giúp đỡ người khác

Đó là một buổi tối lạnh lẽo, rét buốt ở miền bắc Virginia cách đây đã nhiều năm. Bộ râu của ông lão cứng ngắc trong cái lạnh của mùa đông khi ông đợi có ai đó giúp ông sang sông. Sự chờ đợi dường như vô tận. Cơ thể ông tê cóng và cứng đờ bởi những cơn gió bấc giá lạnh.
Bỗng ông nghe thấy tiếng ngựa phi nhịp nhàng đang đến gần men theo con đường đầy sương gió. Ông lo lắng nhìn khi một nhóm chàng trai phi ngựa rẽ qua khúc quanh, ông đã để cho người đầu tiên chạy qua mà chẳng hề gọi. Sau đấy, một người khác đi qua, rồi một người nữa. Lúc này, tuyết đã rơi, trông ông lão giống như một bức tượng bằng tuyết, ông đã thấy người kỵ sĩ cuối cùng. Khi người này đến gần, ông già ra dấu với người kỵ sĩ rồi nói:
- Chào cậu, cậu có phiền đưa già này sang bên kia sông được không? Chẳng có lối nào để đi bộ được cả.
Người kỵ sĩ ngồi trên ngựa đáp:
- Được chứ, thưa bác. Bác nhảy lên đây nào.
Thấy ông lão không thể nhấc nổi cơ thể đã gần như đông cứng khỏi mặt đất, chàng trai nhảy xuống và giúp ông leo lên ngựa. Chàng kỵ sĩ không chỉ đưa ông già sang sông mà còn mang ông đến nơi ông định đến cách đó vài dặm nữa.
Khi đến gần một mái nhà tranh nhỏ xíu ấm cúng, chàng kỵ sĩ tò mò hỏi:
- Thưa bác, cháu thấy bác đã để nhiều người cưõi ngựa khác chạy qua mà không nhờ lấy một ai để giúp qua sông. Khi cháu đến thì bác nhờ cháu ngay lập tức. Cháu thắc mắc không hiểu tại sao, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá như thế này, bác lại đợi và nhờ người cuối cùng. Nếu cháu từ chối không giúp bác thì sao?
Ông lão từ từ leo xuống ngựa, nhìn thẳng vào mắt chàng trai, đáp:
- Bác đã ngồi đấy một lúc rồi. Bác nghĩ mình biết cách nhìn người. Khi bác nhìn vào mắt những chàng trai kia bác nhận ra ngay là họ chẳng quan tâm gì đến tình cảnh của bác cả. Nhờ họ giúp cũng không ích gì. Nhưng khi nhìn vào mắt cháu, lòng tốt và sự thương người hiện lên rất rõ. Bác biết rằng thái độ dịu dàng của cháu sẽ mở ra cho bác cơ hội được giúp đỡ lúc bác cần.
Những lời ấm lòng đó của ông lão làm người kỵ sĩ hết sức cảm động.
- Cháu hết sức cám ơn những gì bác vừa nói. - Anh nói với ông lão - Có lẽ sẽ chẳng bao giờ cháu quá bận rộn với chuyện riêng của mình mà không đáp lại những gì người khác cần bằng lòng nhiệt thành cả.
Hạnh phúc là nước hoa - bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình.
- George Bernard Shaw

Sức sống mãnh liệt - Hạt giống tâm hồn

Sự yếu đuối trong tính cách mới là khuyết điểm duy nhất không thể thay đổi.

- Francois de La Rochefoucald
Sức sống mãnh liệt

Lần đầu tiên tôi thấy con Khói là khi nó đang ở trong đống lửa! Một lần cùng ba đứa con nhỏ của mình đến bãi rác nằm ngoài thị trấn để đốt rác như thường lệ, tôi phát hiện nó bị vùi trong một đống gạch đang cháy âm ỉ. Khi ấy, nó là một chú mèo nhỏ xíu, toàn thân năm đen như than đang cố hết sức bình sinh bò về phía chúng tôi.
- Con sẽ cứu nó! - Thằng bé Scott con tôi la lên.
Khi Scott bước tới bọc con mèo cẩn thận trong chiếc khăn rằn của tôi, tôi tự hỏi tại sao con mèo không kêu la khi bị chạm đến những chỗ đau như vậy. Sau này, chúng tôi mới phát hiện lưõi của nó cũng bị bỏng nặng.
Chúng tôi mang con mèo về nông trại. Trong lúc bốn mẹ con đang chăm sóc cho nó thì chồng tôi, Jim, trở về nhà sau một ngày dài sửa hàng rào mệt lử. Anh chẳng ngạc nhiên gì khi trông thấy nó, vì đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi đón chào Jim về nhà bằng một con thú bị thương. Dù ngoài miệng lúc nào cũng càu nhàu bực bội nhưng trong lòng Jim cũng không nỡ nhìn thấy chúng đau đớn. Vì thế, anh thường giúp chúng tôi làm chuồng, lo chỗ nằm, làm rào và thanh nẹp chân cho những con chồn, thỏ và mấy chú chim bị thương mà chúng tôi đem về. Tuy nhiên, lần này thì khác. Đây là một con mèo, mà Jim thì chẳng thích mèo tí nào.
Chẳng những thế, con mèo này lại không bình thường. Trên thân thể nó, những chỗ đáng lẽ được phủ lông mượt giờ chỉ toàn là vết bỏng. Đôi tai của nó không còn và chiếc đuôi thì bị cháy đến lộ cả xương. Các dấu chân nhỏ bé có thể vẫn thường in trên mui những chiếc xe hơi hay xe tải đầy bụi thì nay cũng không còn đúng hình dạng của chúng nữa. Nó hầu như chẳng còn có nét gì của một con mèo - ngoài đôi mắt to xanh thẳm cầu xin sự giúp đỡ.
Thế là chúng tôi chữa trị vết thương cho nó cẩn thận. Chúng tôi còn đặt tên cho nó là Khói để ký niệm lần đầu tìm thấy nó.
Sau ba tuần, chúng tôi có thể bôi thuốc mỡ chữa bỏng cho con Khói, khiến toàn thân nó trở thành một khối màu xanh lạ kỳ. Đuôi nó thì đã gãy lìa, và bộ lông mượt mà đầy hãnh diện của loài mèo cũng chẳng còn một sợi nào - nhưng cả tôi lẫn bọn trẻ đều "ngưỡng mộ" nó.
Nhưng Jim lại không như vậy. Thế nên, Khói cũng chẳng quý anh. Tại sao ư? Vì anh có thứ dụng cụ mồi ống điếu gồm diêm quẹt và cái đèn khi đốt cháy bập bùng. Mỗi lần anh đốt chiếc đèn này lên, con Khói lại trở nên hoảng sợ và quáng quàng bỏ chạy - có lần nó còn làm đổ cả tách cà phê và chiếc đèn của anh trước khi chạy biến vào ống thông gió trong căn phòng ngủ dự phòng.
- Tại sao mày chẳng để tao yên tí nào thế này? - Jim rên rỉ.
Tuy vậy càng ngày con Khói càng quen dần với cái ống điếu và chủ nhân của nó hơn. Nó nằm trên chiếc tràng ký và nhìn trừng trừng vào Jim khi anh hút ống điếu và phà khói thuốc ra. Một hôm, Jim nhìn tôi cười khúc khích.
- Cái con mèo chết tiệt này, nó làm anh thấy tội lỗi quá!
Cuối năm đầu tiên, con Khói trông vẫn còn thảm hại, chẳng khác cái giẻ rách là mấy. Còn thằng Scott nhà tôi lại trở nên nổi tiếng trong đám bạn vì có một con mèo xấu nhất nước - mà cũng có thể là xấu nhất trần đời.
Dần dần và cũng hết sức lạ lùng, Jim trở thành người mà con Khói quan tâm nhất. Và chẳng lâu sau, tôi nhận thấy một sự thay đổi ở Jim. Giờ đây, ít khi anh hút thuốc trong nhà, và vào một tối mùa đông nọ, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy anh ngồi trên ghế với con mèo nhỏ xấu xí đang nằm cuộn trong lòng anh. Trước khi tôi kịp lên tiếng thì anh đã lầm bầm, nói cộc lốc như để phần trần.
- Em biết không, có lẽ nó lạnh, nó không có lông mà.
Nhưng, tôi nhớ lại, cái con Khói này thích cái lạnh lắm mà! Chẳng phải nó đã ngủ ngay trước ống thông gió và trên sàn lót ván lạnh ngắt đấy ư?
Có lẽ Jim đã bắt đầu thấy thích con vật kỳ dị này rồi!
Không phải ai cũng đều chia sẻ tình cảm mà chúng tôi dành cho Khói, nhất là những ngưòl chưa bao giờ trông thấy nó. Lời đồn đại đến tai một nhóm tự nhận rằng mình là những người bảo vệ thú, và một bữa, một phụ nữ trong nhóm họ đã đến gõ cửa nhà chúng tôi. Họ nghĩ rằng chính chúng tôi đã bạc đãi con Khói. Nhưng khi tận mắt trông thấy dáng vẻ "uy nghi" trần trụi của con Khói được phóng đại gấp 10 lần đang nấp đằng sau bể nuôi cá nhà tôi và đang trừng mắt nhìn vào vị khách thì bà ta đã thay đổi cách nghĩ và nhanh chóng cáo từ.
Sang năm thứ hai, một điều kỳ diệu xảy ra. Lông con Khói bắt đầu mọc lại. Những sợi lông trắng bé xíu, mềm mại và đẹp hơn cả lông của các chú gà tơ dần dần mọc dài hơn biến con mèo bé nhỏ xấu xí của chúng tôi thành một làn khói mỏng.
Jim ngày càng thích làm bạn với con Khói. Có lúc Jim còn ôm nó theo khi anh ra ngoài thăm đàn gia súc, ghì sát nó vào chiếc quần vải bông của anh.
Ngày Khói cùng Jim đi kiếm một con bé bị lạc cũng là ngày nó tròn ba tuổi. Cuộc lùng kiếm kéo dài trong nhiều giờ liền, và cứ mỗi lần dừng lại và bước ra khỏi xe phóng mắt tìm kiếm, Jim luôn để cửa xe mở. Bên ngoài là những cánh đồng nứt nẻ đầy những đám cỏ khô. Xa xa phía chân trời báo hiệu một cơn bão sắp đến, vậy mà vẫn không thấy dáng con bé đâu. Cảm thấy chán ngán và không chút suy nghĩ, Jim thò tay vào túi lấy hộp diêm và quẹt lên. Một tia lửa bắn xuống mặt đất và trong vài giây, cánh đồng bốc cháy.
Lòng rối bòi, Jim chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến con mèo. Chỉ sau khi dập tắt đám cháy và tìm ra con bé, anh mới quay về và chợt nhớ:
- Con Khói đâu rồi! - Jim la lên - Chắc nó đã nhảy ra khỏi xe? Hay là nó đã về nhà.
Không phải! Chúng tôi đều biết con Khói không bao giờ có thể tìm đường về nhà từ một nơi cách xa đến hai dặm. Trời bắt đầu đổ mưa khiến sự việc càng thêm rắc rối. Mưa nặng hạt đến nỗi chúng tôi không thể nào ra ngoài tìm kiếm nó.
Jim trở nên quẫn trí và tự đổ lỗi cho mình. Chúng tôi bỏ cả ngày hôm sau để tìm kiếm, vừa mong nó cất tiếng kêu để chúng tôi biết mà tìm đến, vừa hiểu là nó khó có thể sống sót nếu gặp phải thú dữ. Nhưng rốt cuộc cũng chẳng ích gì!
Hai tuần sau, vẫn không thấy con Khói về nhà. Chúng tôi e rằng nó đã chết đâu đó rồi vì khi mùa mưa bắt đầu thì cũng là lúc bầy diều hâu, chó sói và lũ chó hoang đi kiếm thức ăn.
Sau đó khu vực chúng tôi lại bị một cơn mưa bão lớn chưa từng thấy ập đến. Nước từ trên trời như trút hết xuống nơi đây. Đến sáng, nước lũ phủ kín hàng dặm, khiến cho muông thú và trâu bò phải trồi dạt đến các đảo nằm rải rác ở các nơi cao hơn. Những con thỏ, gấu trúc, sáo và chuột sa mạc sợ hãi chờ nước rút bớt trong khi Jim và Scott bì bõm lội nước đưa đàn bê khát sữa về với mẹ của chúng an toàn.
Trong lúc tôi cùng các con gái đang chăm chú quan sát thì đột nhiên Jaymee la lên:
- Ba ơi! Có một con thỏ nhỏ xíu tội nghiệp nằm kia kìa. Ba cứu nó được không?
Jim lội đến chỗ con vật nằm, khi đưa tay ra định bế sinh vật bé nhỏ ấy lên, anh bỗng giật bắn mình lùi lại như thể đang hoảng sợ. Anh la lên:
- Không thể tin nổi. Chính là con Khói! - Giọng anh vỡ ra - Ôi! Con Khói bé bỏng tội nghiệp!
Mắt tôi ứa lệ khi con mèo bé nhỏ thảm hại từ từ bò vào đôi tay dang rộng của Jim, người mà nó đã mỗi lúc mỗi dành nhiều tình cảm quý mến hơn. Anh ôm chặt cơ thể đang run rẩy của nó vào ngực, thủ thỉ những lời êm ái rồi nhẹ nhàng lau sạch bùn trên mặt nó. Suốt thời gian đó, con mèo dán chặt đôi mắt xanh vào anh với sự cảm thông không thành lời. Jim đã được tha thứ.
Khói lại về nhà. Nhìn nó ngoan ngoãn để chúng tôi chăm sóc, trong lòng chúng tôi thấy vui hơn vì nó dường như đã khỏe lên.
Nhưng con Khói chưa bao giờ thật sự khỏe mạnh. Một buổi sáng khi nó vừa tròn bốn tuổi, chúng tôi thấy nó nằm rũ trong chiếc ghế của Jim. Tim nó đã ngừng đập.
Khi tôi bọc thân thể nhỏ xíu ấy trong chiếc khăn quàng cổ màu đỏ của Jim và đặt nó vào chiếc hộp đựng giày của lũ trẻ, tôi nghĩ về nhiều thứ mà chú mèo yêu quý đã dạy chúng tôi: lòng tin cậy, sự thương yêu và tinh thần đấu tranh với những điều lạ thường dù tất cả mọi người xung quanh cho rằng bạn không thể thắng. Nó nhắc nhở chúng tôi rằng không phải bề ngoài - mà chính những gì nằm sâu trong trái tim chúng ta - mới là điều đáng quý.

Tấm huy chương vàng - Hạt giống tâm hồn

Bạn nhận được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin từ bất kỳ trải nghiệm nào khiến bạn đau khổ và sợ hãi. Bạn có thể tự nhủ rằng: "Tôi đã vượt qua. Giờ day, tôi sẵn sàng đón nhận những điều kế tiếp".

- Eleanor Roosevelt
Tấm huy chương vàng

Có một lần vào mùa xuân năm 1995, tôi đã được mời phát biểu tại một trường phổ thông trung học. Khi buổi lễ kết thúc, ông hiệu trưởng ngỏ ý mời tôi đến thăm một học sinh đặc biệt. Cậu bé bị bệnh phải nằm liệt giường, nhưng cậu ấy rất muốn được gặp tôi. Ông hiệu trưởng bảo rằng điều đó sẽ có ý nghĩa lớn lao đối với cậu ấy. Tôi đã đồng ý.
Trong quãng thời gian lái xe chín dặm đường đến nhà Matthew, tên cậu học sinh ấy, tôi đã biết được đôi điều về cậu. Cậu bị mắc bệnh teo cơ. Khi mới chào đời, các bác sĩ đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi, sau đó họ lại bảo cậu chẳng được dự sinh nhật thứ mười. Giờ cậu bé đã 13 tuổi, và theo những gì tôi được nghe kể thì cậu quả là một người dũng cảm thật sự. Cậu bé muốn gặp tôi vì tôi là một lực sĩ cử tạ đạt huy chương vàng, tôi biết cách vượt qua những chướng ngại khó khăn, điều mà bao người mơ ước.
Tôi đã trò chuyện với Matthew hơn một tiếng đồng hồ. Chưa một lần nào cậu than thở về cảnh ngộ của mình. Cậu toàn nói về chiến thắng, sự thành công và việc thực hiện những giấc mơ của mình. Cậu không đề cập gì đến việc các bạn cùng lớp đã chế giễu cậu vì sự khác biệt của cậu; cậu chỉ nói về những hy vọng trong tương lai và mong rằng một ngày nào đó cậu muốn cử tạ cùng với tôi.
Khi chia tay cậu bé, tôi lấy trong cặp của mình chiếc huy chương vàng đầu tiên mà tôi đã giành được trong môn cử tạ rồi đeo vào cổ cậu bé. Tôi bảo cậu rằng cậu còn hơn cả một người chiến thắng và cậu hiểu về sự thành công cũng như biết cách vượt qua mọi trở ngại còn hơn cả tôi nữa. Cậu bé nhìn chiếc huy chương một lúc rồi trao lại cho tôi. Cậu nói:
- Rick ạ, anh là nhà vô địch. Anh đã giành được chiếc huy chương này. Một ngày nào đó, khi em tham dự Thế vận hội và giành huy chương vàng của em, em sẽ cho anh xem.
Mùa hè năm ngoái tôi nhận được thư của cha mẹ Matthew. Họ báo tin Matthew đã qua đời. Họ muốn tôi đọc lá thư mà cậu bé đã viết cho tôi cách đó vài ngày:
"Rick thân yêu!
Mẹ bảo em nên viết thư cám ơn anh về bức tranh tinh tế mà anh đã gỏi cho em. Em cũng muốn báo cho anh biết các bác sĩ bảo em chẳng còn sống được bao lâu nữa. Càng ngày em càng thấy khó thở và rất dễ mệt, nhưng em vẫn cố hết sức để mỉm cười. Em biết mình sẽ không bao giờ khỏe mạnh được như anh và chúng ta sẽ không bao giờ có thể cùng nhau nâng những quả tạ nữa.
Em mong muốn một ngày nào đó mình sẽ tham dự Thế vận hội và sẽ giành một chiếc huy chương vàng. Giờ thì em biết mình sẽ không bao giờ đạt được điều đó. Nhưng em biết em là một nhà vô địch, và có lẽ Thượng Đế cũng biết điều đó. Người biết em không phải là một kẻ chịu đầu hàng, và khi em lên Thiên đàng, Người sẽ trao cho em chiếc huy chương vàng của em. Khi nào anh đến đây, em sẽ cho anh xem nó.
Cám ơn vì tình Cảm ơn đã dành cho em.
Người em, người bạn của anh,
Matthew"

Đừng sợ đối mặt với nỗi sợ hãi - Hạt giống tâm hồn

Lòng can đảm giúp chúng ta chống lại nỗi sợ hãi tĩm cách khống chế nó, chứ không phải giúp chúng ta chối bỏ sự tồn tại của nó.

- Mark Twain
Đừng sợ đối mặt với nỗi sợ hãi

Cuộc đời gần như là hoàn hảo!”, tôi tự nhủ và cám ơn số phận đã rất ưu ái với tôi. Quả thật tôi đã và đang đứng trên đỉnh cao của danh vọng. Hơn một năm qua, tôi là ngôi sao trong một vở nhạc kịch ăn khách của sân khấu Paris trắng lệ. Tôi được giao vai trong bốn vở nhạc kịch của một hãng phim nổi tiếng. Và hơn hết, tôi có rất nhiều bạn tốt, những người tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ chuyện trò.
Lúc đó là năm 1922. Tôi đã không hiểu vì sao mà bao nhiêu may mắn lại nhanh chóng từ biệt tôi như vậy.
Sau này, ôn lại những gì đã xảy ra tại rạp Les Bougges Parisiens vào buổi tối hôm ấy, tôi nhận thấy đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Trong nhiều tháng trời, tôi đã làm việc quá sức, lại thiếu ngủ thường xuyên. Đôi khi, tôi cảm thấy mình như người kiệt sức - đầu óc nặng trịch, bao hứng khỏi tan biến đi đâu hết cả. Thế mà tôi chẳng hề lưu tâm. "Chắc chỉ mệt mỏi chốc lát thôi", tôi tự nhủ, rồi lại bước ra sân khấu, tự ép mình diễn thật hay đúng như những gì khán giả mong đợi.
Tuy nhiên, tối hôm ấy sự việc không diễn ra bình thường như mọi tối. Trước đó, vào bữa trưa kéo dài hàng giờ với bạn bè, tôi đã ngu ngốc đắm mình trong rượu ngon và ních thật căng bụng. Tôi tranh thủ chợp mắt vài phút với hy vọng sẽ tỉnh táo lại trước giờ diễn. Thế nhưng khi đến rạp hát, đầu tôi cứ phừng phừng như bốc lửa. Trước đây tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng xây xẩm như thế này. Tôi cố gắng xua tan nó khi chờ nghe gọi đến lớp diễn của mình. Dù vậy khi nghe gọi, những lời này như đến từ một nơi xa xăm nào đó. Tôi bước ra sân khấu, xương lên lời thoại quen thuộc của vai tôi diễn. Nhưng rõ ràng có điều gì đó không ổn. Tôi có thể nhận thấy điều đó qua ánh mắt của người bạn diễn.
Khi tôi hát tiếp đoạn thứ hai, sự ngạc nhiên trong tôi đã chuyển thành lời báo động và tôi kinh hoàng nhận ra rằng mình đã hát nhầm lời của cảnh ba thay vì cảnh một! Tôi cố gắng hết sức lấy lại bình tĩnh nhưng vô vọng. Đầu tôi lúc ấy đột nhiên rối tung. Tôi như kẻ mất hồn.
Người bạn diễn hát đỡ lời tôi một cách khéo léo, anh ấy thầm thì nhắc tôi những chữ đầu của mỗi đoạn tôi phải hát và cứ thế, những người khác cũng lần lượt nhắc tôi trong những cảnh sau. Buổi diễn tối hôm đó đã kết thúc mà chỉ những người ở sau cánh gà mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Sau buổi diễn, các bạn đồng nghiệp cười xòa và an ủi tôi rằng đó chỉ là sự bất ổn nhất thời. Tôi cũng muốn tin như vậy, nhưng tôi đã thật sự hoảng loạn. Điều gì sẽ đến nếu sự cố tối nay chỉ là một sự mở đầu? Một diễn viên kịch không nhớ nổi lời thoại của mình - điều này có nghĩa là sự nghiệp tiêu tan. Một dấu chấm hết cho một nghề nghiệp đã đưa tôi thoát khỏi những quán café tồi tàn ở Montmartre - nơi tôi đã phải hát để kiếm sống qua ngày - để đến những rạp hát sang trọng nhất của Paris trắng lệ kèm với tiền thù lao hàng ngàn đô-la mỗi tuần.
Ngày hôm sau, tôi đọc đi đọc lại lời thoại của mình, ôn lại từng câu ca, lời hát mà tôi đã thuộc làu cả năm qua. Nhưng đến tối, nỗi kinh hoàng quay trở lại và đi kèm theo nó là cơn ác mộng đeo đẳng tôi nhiều tháng liền. Đứng trên sân khấu, tôi thấy mình không tài nào tập trung được vào lời thoại phải nói lúc ấy mà đầu óc cứ mải chạy theo những lời thoại của một vài cảnh sắp tới và cố gắng chuẩn bị để nói những lời này. Tôi hết ngập ngừng thì lại nói lắp bắp. Sự thoải mái, tự nhiên đã giúp tôi trở thành diễn viên danh tiếng chạy đi đâu mất. Rồi tôi thấy xây xẩm mặt mày, sàn diễn và mọi vật như quay vòng trước mắt tôi. Tôi thực sự sợ hãi nghĩ đến cảnh mình ngã gục ngay trên sàn diễn.
Tôi đi khám hết bác sĩ này đến chuyên gia khác. "Suy nhược thần kinh", họ nói rồi chích thuốc, dùng điện từ xoa bóp cho tôi, bắt tôi theo chế độ ăn kiêng đặc biệt. Nhưng tất cả đều vô hiệu. Người ta bắt đầu bàn tán xôn xao rằng sự nghiệp diễn viên của tôi đang trượt dốc. Tôi cố tránh gặp bạn bè vì tôi chắc họ cũng đã biết tình trạng bất ổn của tôi.
Nhưng khi tình trạng đầu óc choáng váng xảy ra thường xuyên hơn, tôi biết rõ ràng sự suy sụp thần kinh là không thể tránh khỏi. Và nó đã đến thật. Lúc đó, mọi thứ với tôi thế là hết. Cả thế giới trước mắt tôi sụp đổ tan tành.
Bác sĩ yêu cầu tôi đi nghỉ tại một khu điều dưỡng ở Saujon, một ngôi làng nhỏ bé ở miền tây nam nước Pháp. "Thế giới của Maurice Chevalier đã vỡ vụn", tôi thở dài, "và chẳng còn nơi nào có thể hàn gắn lại những mảnh vỡ ấy nữa".
Tuy nhiên, lúc đó tôi đã không thể ngờ đến sự tinh tường và lòng nhẫn nại của vị bác sĩ già tài giỏi tại Saujon. Đọc xong hồ sơ bệnh án của tôi, bác sĩ Robert Dubơis vạch ra một phương án điều trị đơn giản chỉ bằng nghỉ ngoi và thư giãn.
- Sẽ chẳng ăn thua gì đâu, - tôi uể oải nói, - tôi hết thời rồi.
Nhưng rồi trong nhiều tuần sau đó, theo lời bác sĩ, tôi thả bộ một mình dọc theo những con đường làng do ông vạch ra. Và dần dần tôi tìm thấy những nét yên bình trong vẻ đẹp của thiên nhiên; sự yên bình vẫn luôn tồn tại trong tôi mà tôi đã quên bẵng đi. Rồi cũng đến một ngày, bác sĩ Dubơis khẳng định với tôi rằng thần kinh của tôi đã bình phục hoàn toàn. Tôi rất muốn tin ông nhưng trong lòng còn ngờ vực. Giờ đây sự hoảng loạn trong tôi không còn nữa nhưng tôi vẫn thấy mình chưa đủ tự tin.
Một buổi chiều, bác sĩ Dubơis đề nghị tôi trình diễn giúp vui cho một nhóm người nhân ngày hội làng. Cứ nghĩ đến chuyện phải đối mặt với khán giả - bất cứ khán giả nào - là tôi thấy đầu óc mình trở nên mụ mẫm. Tôi vội vàng từ chối lời đề nghị đó.
- Tôi biết cô có thể làm được, Maurice, - bác sĩ nói,
- và cô phải chứng tỏ điều này cho chính bản thân cô. Đây là cơ hội tốt để cô khởi đầu đấy!
Tôi thấy thật kinh hãi.
- Có gì bảo đảm là tâm trí tôi sẽ không rối tung lên như trước?
- Chẳng có điều gì bảo đảm cho cô cả. - Bác sĩ Dubơis chậm rãi nói, và ông tiếp tục với một câu nói mà đến hôm nay tôi vẫn nghe thấy văng vẳng bên tai mình như ba mươi năm trước - Đừng sợ phải đối mặt với nỗi sợ hãi!
Mãi đến khi ông giải thích, tôi mới hiểu hết ý câu nói đó của ông.
- Cô sợ lại phải bước lên sân khấu, do đó cô tự nói với mình thế là hết. Nhưng sợ hãi không bao giờ là nguyên nhân rời bỏ sàn diễn của cô cả; nó chỉ là một cái cớ mà thôi. Khi một người dũng cảm gặp phải nỗi sợ hãi, anh ta thừa nhận sự tồn tại của nó - và rồi vững bước vượt qua mà không còn lưu tâm đến nó nữa.
Ông dừng lại ở đó và đợi câu trả lời của tôi. Mãi một lúc lâu sau, tôi mới cất tiếng.
- Tôi sẽ thử xem!
Tôi quay về phòng mà tim đập loạn xạ khi nghĩ đến những gì đang chờ đón tôi phía trước. Trong những ngày kế tiếp, tôi trải qua những giờ phút căng thẳng hồi hộp khi cứ nhai đi nhai lại lời bài hát mà tôi sẽ trình diễn. Rồi thử thách cuối cùng đã đến - tôi đứng sau cánh gà của một sân khấu nhỏ đợi đến lượt mình ra diễn.
Ngay tức thời, nỗi sợ hãi lại vây lấy tôi, bất giác tôi muốn quay lưng và bỏ chạy thật nhanh. Nhưng từng lời nói của vị bác sĩ cứ vọng mãi bên tai tôi: "Đừng sợ phải đối mặt với nỗi sợ hãi!". Và đúng lúc đó, dàn nhạc nghiệp dư của làng trỗi nhạc ra hiệu đã đến phần biểu diễn của tôi. Tôi bước ra sân khấu và bắt đầu cất tiếng hát.
Mỗi một lời tôi hát, mỗi một câu tôi ca tối hôm đó là cả một sự cố gắng đến khổ sở. Nhưng lần này, trí nhớ đã không chơi khăm tôi nữa. Khi bước xuống khỏi sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt, tôi cảm thấy niềm vui chiến thắng nâng bổng mình lên. Tối hôm đó, tôi đã không át đi được nỗi sợ hãi; đơn giản, tôi chỉ thừa nhận sự có mặt của nó và rồi tiếp tục công việc của mình mà không lưu tâm đến nó nữa. Biện pháp đó thật hữu hiệu.
Rốt cuộc tôi đã nhìn thấy con đường giúp tôi quay lại với sự nghiệp của mình. Tôi tự nhủ, có thể tôi sẽ chẳng bao giờ lấy lại sự tự tin mà mình hằng có, bởi điều gì đã xảy ra một lần bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra lần nữa. Nhưng giờ đây tôi có thể sống cùng với nó, và tôi quyết tâm chứng tỏ mình sống chung được với nó.
Con đường quay lại Paris thật không dễ dàng chút nào. Tôi chọn Melum, một thành phố nhỏ cách thủ đô vài dặm làm nơi khỏi nghiệp trở lại. Tôi đến một rạp hát nhỏ và xin gặp người chủ rạp. Ông ta giật mình và ngạc nhiên nhìn tôi, và khi tôi đề nghị được hát với một số tiền thù lao nhỏ nhoi, ông nghĩ rằng tôi đang đùa. Nhưng tôi thuyết phục rằng tôi muốn nhờ ông giúp tôi trở lại sàn diễn, ông mới gật đầu ưng thuận. Và cứ theo cách này, tôi lại bắt đầu những buổi biểu diễn của mình hết thành phố này đến thành phố khác. Mỗi buổi biểu diễn là một cuộc đấu tranh đau đớn và khổ sở trong tâm trí tôi.
"Vậy là mình vẫn còn sợ à?", cứ mỗi lần như thế tôi lại thì thầm với mình, "Thế thì đã sao?".
Cuối cùng, tôi tiếp tục lẩm bẩm những lời này khi đứng chờ lớp diễn của mình tại một hí viện lộng lẫy, mới xây dimg ở Paris, sẵn sàng đối mặt với khán giả thủ đô. Tối hôm ấy khi màn sân khấu hạ xuống cũng là lúc một chân trời mới mở ra trước mắt tôi. Tôi cúi chào liên tục trong tiếng vỗ tay vang dội cả hí viện rộng lớn. Thành công, sự thành công mà tôi đã từng có và từng mất, giờ đây đã quay trở lại với tôi.
Từ buổi tối hôm ấy và cho đến mãi bốn thập ký sau đó, tôi đã tiếp tục công việc mà tôi yêu thích - mang tiếng hát đến cho khán giả ở khắp đất nước. Trong suốt thời gian đó, tôi cũng đã trải qua nhiều khoảnh khắc sợ hãi, và đúng như lời người bác sĩ già tài ba ở Saujon đã nói: "Chẳng có điều gì bảo đảm cho cô cả". Nhưng cảm giác đe dọa đó không bao giờ còn có thể khiến tôi từ bỏ sự nghiệp ca hát nữa.
Đã bao lần trên đường đời, chúng ta đã để nỗi sợ hãi biến thành chướng ngại vật ngăn trở bước tiến của mình? Chúng ta thấy được điều mình mong muốn đang ở phía trước, nhưng thay vì thừa nhận nỗi lo sợ vẫn hiện hữu trong lòng nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng tiến bước, chúng ta lại luôn viện mọi lý do để rồi cuối cùng ngán ngại và quay lùi cam chịu thất bại.
Chính kinh nghiệm bản thân đã dạy tôi rằng: Nếu chúng ta cứ mong đợi một khoảnh khắc tuyệt hảo, khi mà mọi chuyện được bảo đảm tuyệt đối an toàn và chắc chắn, thì giây phút đó sẽ không bao giờ tới. Và khi đó, những ngọn núi cao sẽ không còn ai chinh phục, những cuộc tranh đua không có người chiến thắng và hạnh phúc vĩnh cửu sẽ chẳng đến với ai.

Bước ngoặt cuộc đời - Hạt giống tâm hồn

Chúng ta thường không đón nhận sự việc theo như tính chất của chúng: trái lại, chúng ta có khuynh hướng cảm nhận mọi biến cố theo cách thức chúng ta sống và suy nghĩ.

- Anais Nin

Tôi bắt đầu hiểu biết về hội chứng tự kỷ vào những năm 1940. Là con út trong nhà nên từ lúc mới bốn tuổi tôi đã biết anh Scott là một bí mật đau buồn của gia đình. Cả nhà bối rối đến mức luôn giấu biệt anh vào phòng ngủ mỗi khi có khách đến chơi.
Căn bệnh cùng nỗi đau mà anh Scott đang chịu đựng quá đỗi riêng tư để có thể chia sẻ với người khác. Tôi và các chị đã tìm mọi cách để rời khỏi gia đình càng nhanh càng tốt - kết hôn sớm hoặc vào đại học ở thành phố khác. Nhiều năm sau, có lần tôi nghe một nhà tâm lý học gọi hành động đó là "Trốn chạy ruột thịt". Quả đúng vậy, nhưng không phải anh Scott đã "đuổi" chúng tôi đi, mà chính là nỗi sợ hãi lẫn xấu hổ đã khiến chị em tôi không thể ở nhà nổi.
Ban đầu, thấy cha mẹ khốn đốn vì anh Scott, tôi nguyện sẽ không bao giờ có con, để đừng bao giờ phải làm cha một "đứa trẻ không bao giờ trưởng thành".
Nỗi sợ đeo đuổi tôi tới tận lúc tôi lập gia đình được 5 năm. Đứng trước nguy cơ mất đi người phụ nữ mình yêu, tôi quyết định có đứa con đầu lòng.
Ted có khởi đầu hoàn hảo, mọi xét nghiệm đều cho thấy bé không mắc phải khuyết tật bẩm sinh nào. Dù phải sinh mổ nhưng bé cũng được chín trên thang điểm mười theo bản đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh - một nhà vô địch của phòng sinh!
Cho đến sinh nhật lần thứ hai, mỗi cử động và lời nói của Ted đều biểu hiện sự tinh khôn và sáng dạ! Nhưng rồi chúng tôi nhận thấy thằng bé hơi khang khác. Lời nói thì lạ lùng (có thể nó không cần đặt câu hỏi); Ted không chơi với bạn cùng tuổi (có lẽ nó thích người lớn hơn); chỉ số phát triển trên đồ thị bắt đầu đi xuống (có lẽ đồ thị này sai) - tôi luôn tìm cách tự biện hộ như thế.
Khi Ted tròn ba tuổi, một loạt những chẩn đoán kết luận: "tổn thương não", "khiếm khuyết hệ thần kinh" và cuối cùng là "hội chứng tự ký". Dù cố gắng đưa con tìm thầy thuốc chữa chạy khắp nơi, nhưng càng hiểu biết về căn bệnh này chúng tôi càng ít hy vọng. Dường như cơn ác mộng của tôi ngày xưa giờ đã thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu nhìn ở hương tích cực thì vợ chồng tôi có những thế mạnh mà cha mẹ tôi không có - nghề nghiệp ổn định và học vấn tốt. Hơn nữa, xã hội đang dần công nhận quyền và nhu cầu của người khuyết tật. Không như thời anh Scott bị giữ ở nhà suốt, vào thập niên 1970 con trai tôi được luật pháp bảo đảm được hưởng chế độ giáo dục thích hợp.
Y học cũng đã tiến bộ hơn. Giờ đây, khuyết tật của trẻ không còn bị cho là lỗi của cha mẹ nữa.
Nhớ lại quá khứ, tôi nhận ra rằng gia đình mình khi xưa đã sai lầm trong cách cư xử với anh Scott: anh không phải là "nỗi phiền muộn" của chúng tôi mà ngược lại - chúng tôi là "nỗi phiền muộn" của anh! Tôi thừa nhận sự thật lúc nào cũng đau đớn, nhưng nỗi đau sẽ mang lại cho ta lòng quyết tâm và động lực vượt qua thử thách. Đột nhiên tôi nghiệm ra một điều: sự việc xảy đến với ta có thể bị coi là một tai họa mà cũng có thể là một ân phúc - tất cả đều tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận nó như thế nào.
Những triệu chứng bệnh tật của Ted ngày càng lộ rõ. Vợ chồng tôi hợp sức cố gắng thông hiểu Ted, đồng thời quyết định không bao giờ che đậy hay mắc cỡ vì cháu. Khi đứa con thứ hai ra đời, cảm xúc và suy nghĩ của cháu ở cương vị của một người có anh trai không được bình thường đều được tôi lưu tâm với tất cả sự thông cảm sâu sắc. Cả hai đứa con tôi đều được ăn học tử tế, dù với Ted mọi việc có vất vả hơn gấp nhiều lần.
Đến sinh nhật lần thứ 22 của Ted, chúng tôi nhận thấy mình đã chuẩn bị đầy đủ cho con bước vào thế giới người lớn. Cuối năm Ted sẽ tốt nghiệp. Cháu sẽ có một nguồn thu nhập tương đối từ các công việc bán thời gian và sự trợ giúp của chính phủ. Chúng tôi còn sửa sang lại tầng trệt của căn hộ cho Ted. Nhưng dường như cháu vẫn chưa hài lòng lắm. Mùa xuân năm đó, Ted thông báo:
- Con sẽ tham dự đêm khiêu vũ toàn trường.
Chuyện phức tạp ở chỗ Ted khó có thể tự mình mời một cô gái nào đi cùng. Từ hồi 18 tuổi, trong khi bạn bè đều đã có đôi thì các cô gái lại gọi cháu là "em cưng" và chẳng ai chịu hò hẹn với cháu. Tuy thế, cuối cùng Ted cũng đã có được bạn nhảy - Jennifer, một cô gái dễ thương tóc vàng, con một người bạn của gia đình. Cô bé đã gặp gỡ và tỏ ra mến Ted, đồng thời cũng hiểu được buổi dạ vũ này có ý nghĩa như thế nào đối với cháu.
Chúng tôi giúp Ted chuẩn bị cho buổi tối trọng đại này. Vợ tôi hấp tẩy bộ dạ phục cho Ted còn tôi tình nguyện làm tài xế cho hai cô cậu. Ted còn lên kế hoạch đi ăn tối với Jennifer trước khi đến trường. Và thậm chí cả hoa để tặng cho Jennifer nữa.
Chỉ cần hai phút là tôi có thể đặt mua hoa cho con, nhưng tôi muốn Ted tự làm lấy. Tôi đau đớn tự hỏi không biết con trai mình còn có cơ hội nào khác để tặng hoa cho một phụ nữ nào nữa không. Trước khi đến cửa tiệm, chúng tôi đã tập đi tập lại cho Ted cách nói với người bán hoa. Tôi đóng vai người bán hoa, mời Ted vào "cửa hàng ảo" của tôi. Sau đó, chúng tôi bước sang tiệm bán hoa gần nhà.
Thấy có người đến, cô bán hoa ngưng việc cắt tỉa và chú ý đến chúng tôi. Tôi nhìn Ted và chờ đợi con mình lên tiếng. Cả cửa hàng trở nên im ắng lạ thường. Toàn thân Ted cứng đờ. Nhưng rồi khuôn mặt Ted chuyển động và lời nói tuôn ra:
- Tôi là Ted. Tôi đến đây để thuê những bông hoa màu tía.
Cô bán hoa có vẻ giật mình. Cô liếc nhìn tôi khi tôi bình tĩnh nhắc:
- Con hãy cố gắng nói lại lần nữa đi.
Cháu hít thở thật sâu rồi nhíu mày. Tôi khuyến khích Ted bình tĩnh và nói thật chậm. Cuối cùng cháu cũng giải thích được. Một bó hoa hồng đỏ sẽ được giao vào chiều thứ bảy theo ý Ted. Nhưng tôi đã không hề nghĩ đến phản ứng của cô gái bán hoa.
- Ông kiên nhẫn thật đấy! - Người bán hoa trầm trồ thán phục tôi.
Không! Tôi chỉ muốn la lên đó không phải là kiên nhẫn mà là "hiểu rõ vấn đề". Với chúng ta, mỗi khi nói hệ thần kinh truyền tín hiệu từ ngân hàng dữ liệu trong bộ nhớ đến trung ương thần kinh, rồi lại chuyển tín hiệu đến dây thanh quản và quay lại. Nhưng Ted phải dày công tập luyện những bước nhỏ này, vất vả lội ngược dòng để tìm đến những điều mà những người khác tự nhiên có. Cô bán hoa đã khâm phục nhầm người! Cô đâu biết rằng Ted đã phải vượt qua bao gian khổ, đắng cay và kiên trì như thế nào mới đạt được như thế.
Tối thứ bảy, sau khi đưa Ted và Jennifer đến trường, tôi gọi điện cho chị mình. Hai chị em cùng nhắc lại cuộc đời u ám của anh Scott lẫn những tiến bộ đáng kinh ngạc của Ted. Và, chúng tôi bật khóc.
Sau này, tôi đặt bức ảnh chụp Ted và Jennifer trong đêm dạ vũ tại nơi trang trọng nhất trong nhà. Trên tay Jennifer là bó hoa hồng đỏ thắm.

Mái nhà chở che - Hạt giống tâm hồn

Nếu ngôi nhà bạn bị cháy, hãy tự sưởi ấm mình bằng ngọn lứa ấy.

Ngạn ngữ Tây Ban Nha
Mái nhà chở che

Tôi thật sượng sùng khi bước vào năm đầu tiên ở trường trung học. Rời trường cấp II với cương vị lớp trưởng và tư cách đàn chị, bây giờ thật lạ lẫm khi phải bắt đầu ở vị trí tân binh. Đã thế, mấy đứa bạn thân của tôi đều học ở các trường khác rồi, chỉ còn mình tôi bơ vơ.
Mỗi khi về thăm thầy cô cũ, tôi thường được khuyên nên tham gia những hoạt động đội nhóm để có dịp gặp gỡ bạn mới, rồi thế nào tôi cũng yêu thích trường mới. Lời khuyên của họ đã an ủi tôi phần nào.
Một chiều chủ nhật, gió thu lạnh lẽo rít từng cơn, tôi đang ngồi làm bài tập bên bàn. Mẹ chất thêm củi vào lò sưỏi cho nhà thêm ấm áp. Con mèo lông đỏ nằm trên đống sách vở, kêu gừ gừ, thỉnh thoảng khều khều cây viết cho vui. Nó vốn hay quấn quýt tôi lắm - chẳng gì tôi cũng đã cứu sống nó hồi nó còn bé xíu mà.
Đột nhiên, tôi ngửi thấy mùi gì là lạ, và chợt thấy... khói luồn qua rui nhà. Nó lan nhanh đến nỗi tôi mờ cả mắt. Lật đật tìm cửa, chúng tôi vừa chạy thoát ra sân trước thì toàn bộ mái nhà đã nằm gọn trong biển lửa. Tôi chạy bổ đến nhà hàng xóm gọi cứu hỏa, còn mẹ lại lộn ngược trở vào nhà.
Rồi mẹ bươn ra ngay, mang theo chiếc hộp kim loại đựng các giấy tờ quan trọng. Mẹ đặt cái hộp xuống bãi cỏ, và trong tình trạng gần như phát cuồng, mẹ lại đâm trở vào nhà. Tôi biết mẹ nhất định không để hình ảnh và thư từ của ba bị lửa thiêu rụi. Chúng là những thứ duy nhất mẹ giữ để nhớ về ba. Tuy vậy, tôi vẫn gào:
- Mẹ! Đừng!
Tôi định lao theo mẹ thì bị một bàn tay to lớn giữ lại. Cố thoát ra khỏi bàn tay gọng kềm của người lính cứu hỏa, tôi thét vang:
- Mẹ cháu ở trong đó mà!
- Sẽ ổn thôi, họ sẽ đưa mẹ cháu ra - Chú trấn an tôi.
Chú ấy choàng cho tôi một tấm mền và ấn tôi ngồi vào xe, trong khi đồng đội của chú lao vào nhà chữa cháy. Không lâu sau, một chú lính khác dìu mẹ tôi ra. Chú hối hả đưa mẹ vào xe và chụp mặt nạ ôxy lên mặt mẹ. Tôi lao tới ôm chặt lấy mẹ, lo sợ phải mất bà.
Năm tiếng đồng hồ sau, ngọn lửa được dập tắt. Cả ngôi nhà đã ra tro. Định thần lại, tôi choáng váng khi không thấy con mèo của mình đâu! Trong cơn hoảng loạn, tôi đã quên mất nó. Bao nhiêu chuyện cùng ập đến một lúc - trường mới, ngọn lửa, con mèo - tôi sụp xuống, khóc rấm rứt.
Tối đó chúng tôi không được phép vào nhà vì quá nguy hiểm, mà phải sang nhà ông bà ngủ qua đêm. Tôi thẫn thờ lo cuống lên cho con mèo, dù cả nhà ai nấy chỉ còn mỗi bộ đồ đang mặc trên người và mấy cái mền của đội chữa cháy.
Sáng thứ hai, tôi đến trường với bộ đồ duy nhất còn lại và mang đôi giày của dì. Ước gì mình được nghỉ học. Tại sao mẹ không chịu hiểu rằng tôi đang bối rối lắm? Quần áo thì khác biệt, không có sách vở hay cặp táp gì (cả cuộc sống của tôi đựng trong cái cặp táp đó!). Phải chăng định mệnh buộc tôi phải trở thành người vô gia cư mãi mãi? Có thể lắm. Tôi chỉ muốn thu mình lại hay chết quách đi cho rồi.
Tôi tới trường như một cái xác không hồn. Mọi thứ đều trở nên mờ ảo. Tất cả cuộc sống êm ấm của tôi - trường cũ, bạn bè, nhà cửa và con mèo - đều đã mất sạch.
Sau buổi học, khi đi ngang qua chỗ từng là ngôi nhà của mình, tôi sững người vì những thiệt hại bày ra trước mắt. Ngọn lửa đã nuốt trọn mọi thứ. Chúng tôi chỉ còn giữ lại được những cuốn album, giấy tờ và một số đồ cá nhân mà mẹ tôi đã liều mình cứu ra. Con mèo yêu quý của tôi cũng mất dạng. Trái tim tôi đau nhói.
Chúng tôi phải thuê chỗ ở mới. Không còn thẻ tín dụng hay bất cứ giấy tờ nào để có thể rút tiền ngân hàng nên phải mượn tiền ông bà. Rồi người ta cũng dọn dẹp đống gạch vụn đi. Nhưng tôi vẫn hay thơ thẩn tạt qua nhà cũ, hy vọng sẽ tìm thấy con mèo ở đâu đó.
Tôi nhớ nó khủng khiếp, nhớ những khi nó đi theo chọc phá và leo lên váy mình.
Rồi đột nhiên, mọi người trong trường trung học, kể cả thầy cô, đều biết cảnh ngộ của tôi. Tôi lúng túng như thể mình phải chịu trách nhiệm cho tai họa vậy. Cách khởi đầu để nổi tiếng ở trường mới là thế này ư! Quả tình đấy đâu phải là cách để được mọi người quan tâm mà tôi mong muốn. Những người trước đây chưa bao giờ nói chuyện với tôi nay xúm lại và hỏi han dồn dập. Điều này mà xảy ra trước vụ hỏa hoạn thì ắt hẳn tôi kinh ngạc lắm. Hình như độ rày tôi chai cứng rồi. Ây thế mà, tôi chẳng thể dửng dưng trước cái bàn dài chất đầy quà dành cho mình ở trong phòng thể dục. Nào là những đồ dùng học tập, sách vở, nào là quần áo đủ loại - đồ jeans, đồ đẹp có cả. Cứ như là Giáng Sinh vậy! Thật cảm động vô cùng. Trong thoáng chốc, tôi thở phào khoan khoái và nghĩ mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Ngày hôm đó tôi bắt đầu kết bạn mới.
Một tháng sau, tôi trở lại khu nhà cũ, nơi người ta đang xây dựng lại. Lần này tôi đi với hai người bạn mới. Không còn cảm giác bất an nữa. Âm lòng biết bao khi mở lòng ra với những người tuyệt vời quanh mình. Ngắm ngôi nhà đang dần định hình, mường tượng ra phòng ngủ mới, tôi nhận ra mình sắp thoát khỏi tai ương.
Thình lình, bỗng tôi nghe ai đó hỏi từ sau lưng:
- Có phải con mèo này của cháu không?
Quay lại, tôi không tin vào mắt mình: một người phụ nữ đang bồng con mèo của tôi! Chẳng để lỡ một phút nào, tôi vội nhào tới đón lấy con mèo từ tay bà. Tôi ôm chặt nó vào lòng mà nước mắt rơi lã chã xuống bộ lông màu đỏ tuyệt đẹp của nó. Chú ta gừ gừ sung sương. Các bạn chạy đến ôm lấy tôi, cùng nhảy múa vòng quanh.
Hóa ra con mèo đã hoảng sợ khi thấy ngọn lửa đến nỗi bỏ chạy xa cả dặm. Vòng đeo cổ nó có số điện thoại nhà tôi nhưng điện thoại đã bị cháy và đứt liên lạc. Người phụ nữ tốt bụng này đã giữ nó và khó khăn lắm mới tìm ra tôi. Chẳng hiểu sao bà lại biết chắc hẳn con mèo này được yêu và được nhớ nhiều như thế.
Ngồi giữa bạn bè, với con mèo cuộn tròn trên váy, những cảm giác về mất mát và tai họa dường như nhỏ lại. Tôi cảm thấy biết ơn cuộc đời, bạn bè mới, lòng tốt của những người lạ mặt. Con mèo đã trở về. Và tôi cũng vậy.

Không đầu hàng số phận - Hạt giống tâm hồn

Nếu tôi có thể ước cho mình một cuộc sống không gặp trở ngại nào thĩ hấp dẫn thật đấy, nhưng tôi sẽ khước từ vì khi ấy tôi sẽ không học được điều gì từ cuộc sống nữa.

- Allyson Jones
Không đầu hàng số phận

Những khởi đầu của năm 1993 dường như báo hiệu đây không phải là năm tốt đẹp trong đời tôi. Đó là năm thứ tám tôi một thân một mình nuôi ba đứa con còn đang tuổi đi học, trong đó đứa con gái lớn chưa hôn ước gì cả vừa sinh cho tôi đứa cháu đầu tiên, còn tôi cũng sắp chia tay với người đàn ông tử tế sau hai năm hò hẹn.
Tháng tư năm ấy, tôi được gọi đi phỏng vấn và viết bài về một người phụ nữ sống tại một thị trấn nhỏ ở bang Minnesota. Thế là, ngay trong mùa lễ Phục sinh, tôi cùng Andrew, con trai 13 tuổi của tôi, lái xe qua hai tiểu bang để đến gặp người phụ nữ có tên là Jan Turner.
Trong chuyến đi dài đó, thỉnh thoảng tôi lại gọi chuyện với Andrew để lôi thằng bé ra khỏi những cơn ngủ gật.
- Con biết không, cô ấy bị cụt cả hai chân tay.
- Ô, thế thì làm sao cô ấy đi lại được nhỉ?
- Chúng ta sẽ biết khi tới nơi.
- Cô ấy có con không mẹ?
- Hai con trai, chúng tên là Tyler và Coily - cả hai đều là con nuôi.
- Chuyện gì đã xảy ra với cô ấy vậy mẹ?
- Mẹ không rõ nữa. Trước khi phải cắt bỏ đi tay và chân, cô ấy đã từng là giáo viên thanh nhạc ở trường tiểu học và chỉ huy dàn đồng ca tại nhà thờ.
Andrew lại thiếp đi trước khi tôi kể nốt cho nó nghe những thông tin ít ỏi mà tôi biết về Jan. Khi đến tiểu bang Minnesota, tôi chợt băn khoăn không hiểu người phụ nữ tôi sắp gặp mặt đã phản ứng ra sao khi nghe cái tin khủng khiếp là mình phải cắt bỏ cả hai tay hai chân như vậy. Làm sao cô ấy có thể sinh sống được? Có ai bên cạnh để giúp cô ấy không nhỉ?
Khi đến Willmar, bang Minnesota, tôi gọi cho Jan từ khách sạn hỏi xem liệu tôi có thể đến nhà đón cô cùng lũ trẻ hay không.
- Không sau đâu Pat, tôi lái xe được mà. Chúng tôi sẽ có mặt trong vòng 10 phút nữa. Chị có muốn đi ăn gì trước không? Gần chỗ chị có quán Ponderosa ăn cũng được lắm đấy.
- Vâng, vậy cũng được. - Tôi nói mà trong lòng cũng thấy ngại ngùng. Không hiểu cùng ngồi ăn trong nhà hàng với một người phụ nữ không chân tay sẽ như thế nào nhỉ? Cô ấy lái xe thế nào được nhỉ? Tôi băn khoăn.
Mười phút sau, Jan đỗ xe trước khách sạn. Cô xuống xe và đi về phía tôi với dáng đi rất bình thường trên đôi chân trông y như thật rồi chìa cánh tay phải có một cái móc sáng chói ở phía cuối để bắt tay tôi:
- Chào Pat. Rất vui được gặp chị. Còn đây chắc là cháu Andrew.
Tôi bóp nhẹ tay cô rồi cười gượng:
- Vâng, đây là cháu Andrew.
Sau đó, tôi nhìn ra băng ghế sau xe cô và cười với hai cậu bé, chúng cũng đang cười rất tươi với tôi.
Jan vui vẻ ngồi vào sau tay lái.
- Lên nào! Coily, xích vào cho bạn Andrew ngồi đi con.
Chúng tôi vào nhà hàng, ăn uống và trò chuyện trong lúc bọn trẻ tán gẫu với nhau. Cả buổi tối hôm đó, việc duy nhất mà tôi phải làm giúp Jan Turner là mở nắp lọ xốt cà chua.
Sau đó, trong khi lũ trẻ đang vui đùa trong hồ bơi của khách sạn, Jan và tôi ngồi trên bờ hồ. Cô kể cho tôi nghe về cuộc sống của cô trước khi xảy ra thảm kịch.
- Hồi ấy, lúc nào tôi cũng bận rộn. Cuộc đời đẹp đến nỗi tôi đã nghĩ đến chuyện nhận nuôi thêm một đứa thứ ba.
Tôi thấy lương tâm mình cắn rứt. Phải công nhận rằng người phụ nữ này sống tốt hơn là tôi nghĩ.
Jan tiếp tục:
- Một ngày chủ nhật trong tháng 11 năm 1989, tôi đang thổi kèn trumpet ở nhà thờ thì bất chợt thấy mệt, chóng mặt và buồn nôn. Tôi cố để không quy xuống ngay giữa buổi lễ, và hai cậu thanh niên đã đưa tôi về nhà khi buổi lễ vừa kết thúc. Tôi vào giường nằm nghỉ, nhưng đến tối tôi cảm thấy mình cần phải gọi cấp cứu ngay.
Jan kể rằng lúc được đưa đến bệnh viện cô đã hôn mê. Huyết áp giảm đến nỗi cơ thể cô hoàn toàn tê liệt. Cô bị viêm phổi, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn gây nên. Một trong những ảnh hưởng phụ tai hại của căn bệnh này là sự kích hoạt hệ thống đông tụ của cơ thể, gây tắc nghẽn các mạch máu. Và vì máu đột ngột không chảy đến được các bàn tay và chân nên chân tay cô nhanh chóng bị hoại tử. Chỉ sau hai tuần nhập viện, tay Jan bị cưa đến khuýu còn chân thì đến ống quyển.
Ngay trước khi phẫu thuật, cô đã khóc lóc thảm thiết:
- Ôi Chúa ơi! Không thể như thế được. Làm sao con có thể sống khi không có chân tay? Không đi được nữa ư? Không chơi trumpet, guitar, piano được nữa ư? Con sẽ không bao giờ được ôm các con của con hay chăm sóc chúng sao? Xin Thượng Đế đừng bắt con phải lệ thuộc vào người khác suốt quãng đời còn lại!
Sau khi phẫu thuật được sáu tuần, các vết thương của cô đã lành, một bác sĩ đề cập với Jan việc dùng chân tay giả. Bà ấy bảo rằng Jan có thể tập đi, lái xe, đến trường và thậm chí cô còn có thể đi dạy lại.
Jan cảm thấy điều đó thật khó tin. Trong lúc thất vọng, cô cầm quyển Kinh Thánh lên và mở ra một cách ngẫu nhiên. Một hàng chữ đập vào mắt cô, "Đừng bắt chước hành vi và thói quen của thế giới này. Hãy làm cho mình luôn mới mẻ và khác biệt trong những điều con làm và suy nghĩ. Con sẽ học từ chính kinh nghiệm của mình cỊua những điều giúp con thật sự hài lòng".
Jan đã suy nghĩ về điều đó - về việc trở thành một người mới mẻ và khác biệt - và cô quyết định thử dùng chân tay giả. Với cái khung tập đi buộc đến gần khuýu tay và một bác sĩ trị liệu giúp đỡ, cô chỉ có thể loạng choạng trên đôi chân chừng hai ba phút trước khi ngã xuống trong đau đớn và kiệt sức.
"Từ từ thôi", Jan tự nhủ. "Hãy là một con người mới từ hành động đến suy nghĩ, nhưng làm từng bước một".
Ngày hôm sau, cô thử mang đôi tay giả, một hệ thống dây cáp thô, các dải cao su và những cái móc được vận hành bằng sợi đai quàng qua vai Jan. Bằng cách cử động các cơ vai, chẳng bao lâu cô có thể đóng mở những cái móc để nhặt và giữ đồ vật cũng như mặc quần áo và ăn uống.
Trong vòng vài tháng, Jan có thể làm được hầu như mọi việc trước đây cô đã từng làm - chỉ khác là theo một cách mới mẻ và khác biệt mà thôi.
- Tuy nhiên, khi được về nhà sau 4 tháng trị liệu, tôi vẫn cảm thấy bất an về cuộc sống của mình cùng các con. Nhưng khi về đến nơi, xuống xe rồi bước vào nhà và ôm chặt các con, tôi đã bỏ tất cả mọi lo lắng và ưu phiền sau lưng.
Trong khi tôi và Jan tiếp tục trò chuyện, bé Coily leo khỏi bể bơi, đến gần rồi quàng tay ôm vai mẹ. Khi nghe mẹ kể về những tiến bộ mới trong việc nấu ăn của mình, Coily cười toe toét.
- Mẹ cháu giỏi còn hơn cả trước khi bị bệnh nữa, vì bây giờ mẹ biết làm bánh kếp ngon tuyệt.
Jan cười sung sưóng như người vừa được ban nguồn hạnh phúc lớn lao và được thỏa mãn trong cuộc sống.
Sau chuyến viếng thăm của chúng tôi, Jan đã lấy thêm bằng đại học thứ hai ngành giao tế và trở thành phát thanh viên cho đài phát thanh địa phương. Cô cũng học thêm về tôn giáo và hiện là người dạy giáo lý ở nhà thờ nơi cô ở tại Willmar. Jan chỉ cho biết đơn giản rằng:
- Tôi là một con người mới và khác biệt, tôi đã chiến thắng nhờ tình yêu bất tận và sự sáng suốt của Thượng Đế.
Sau khi gặp Jan, tôi cũng trở thành một con người mới và khác. Tôi học được cách tạ ơn Thượng Đế vì tất cả mọi điều trong cuộc sống giúp tôi trở nên mới mẻ dù phải vất vả làm thêm một công việc bán thời gian để các con tôi tiếp tục đến trường, học cách làm một bà ngoại tốt lần đầu tiên trong đời, và can đảm chấm dứt với một người bạn tuyệt vời nhưng không hợp với tôi.
Có thể Jan không có tay chân bằng xương bằng thịt, nhưng cô có một trái tim và tâm hồn nóng bỏng hơn bất kỳ người nào tôi từng gặp. Cô đã dạy tôi biết cách nắm giữ mọi điều mới mẻ và khác biệt xuất hiện trong cuộc đời bằng tất cả lòng nhiệt thành - để luôn có cảm giác hân hoan của người chiến thắng