This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Không việc gì phải lo - Hạt giống tâm hồn

Cuộc Sống không cố ý muốn làm chúng ta sợ hãi mà chỉ muốn chúng ta thấu hiểu nó mà thôi

- Marie Curie
Không việc gì phải lo

Tôi từng sống trong nỗi sợ triền miên. Sợ phải mất đi những gì mình đang có; sợ chẳng bao giờ đạt được những gì mình ao ước.
Sẽ ra sao nếu trên đầu tôi chẳng còn sợi tóc nào?
Sẽ ra sao nếu tôi chẳng bao giờ có được một ngôi nhà tươm tất?
Sẽ ra sao nếu dáng dấp của tôi bỗng hóa ra phục phịch, mất đi vẻ hấp dẫn?
Sẽ ra sao nếu tôi mất việc?
Sẽ ra sao nếu tôi bị tật nguyền và không thể cùng chơi bóng với các con?
Sẽ ra sao nếu tôi già yếu và chẳng thể cảm nhận đầy đủ và không có ích gì cho những người xung quanh?
Nhưng cuộc sống luôn ưu ái những ai biết lắng nghe, và giờ đây tôi hiểu:
Nếu trên đầu không còn sợi tóc nào, tôi sẽ cố gắng để trở thành một kẻ hói đầu giỏi nhất. Và tôi sẽ biết ơn
cái đầu trơ chân tóc của mình vẫn nảy sinh những ý tưởng mới.
Ngôi nhà không làm cho người ta hạnh phúc. Trái tim đau khổ đâu thể thỏa lòng trong một ngôi nhà rộng lớn. Trong khi trái tim tràn ngập niềm vui sẽ mang hạnh phúc phủ đầy bất kỳ ngôi nhà nào.
Nếu tôi dành thời gian để hoàn thiện tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của mình, thay vì chỉ chăm chắm trau chuốt hình thể bên ngoài, thì tôi sẽ đẹp hơn lên mỗi ngày.
Nếu không ai nhận tôi làm việc, tôi sẽ làm những việc mà mình thích - trên đời này liệu có gì sánh được với sự tự do thể hiện mình?
Nếu vì tàn tật mà tôi không thể dạy con cách đá bóng, thì tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để hương dẫn nó cách xử trí những đường bóng hiểm hóc của cuộc đời. Điều này có ích cho chúng hơn.
Còn nếu như tuổi tác lấy đi sức khỏe, khả năng nhạy bén và thể lực của tôi, tôi sẽ trao tặng những người quanh mình sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc của tình yêu, và sự trẻ trung của một tâm hồn đã được định hình bởi bao chông gai cuộc đời.

Dù số phận tôi có phải hứng chịu những mất mát đau thương, những thất vọng đắng cay ê chề đến đâu chăng nữa, tôi vẫn sẽ đương đầu với từng thử thách bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình. Vì cuộc sống đã ban cho tôi nhiều món quà; mà mỗi món quà mất đi, tôi sẽ được đền bù bằng mười món quà khác. Suy nghĩ đó giúp tôi luôn tự tin và yêu đời hơn.

Sự lựa chọn của mẹ - Hạt giống tâm hồn

Lạc quan là tâm trạng có thể khiến cho ấm trà cất tiếng hát dù nước trong bụng nó đang nóng rực.

- Ngạn ngữ Nga
Sự lựa chọn của mẹ

Ngay từ nhỏ, tôi hay thầm ganh tị với vẻ đẹp của mẹ và những gì mẹ đạt được. Nhưng khi mẹ bị liệt ở tuổi 31 do u xương sống, thì cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn - lúc ấy tôi mới tròn 10 tuổi. Dường như chỉ qua một đêm thôi, sáng dậy mẹ thấy mình bất động trên giường. Còn tôi thì còn quá trẻ con nên không thể hiểu hết cái nghĩa mỉa mai của từ "khối u lành tính", nhưng chẳng lành tính chút nào đối với mẹ tôi.
Trước đó, mẹ rất vui vẻ, thích giao du và thường mời khách đến nhà chơi. Mẹ cất công hàng giờ làm món thịt nguội và bày biện hoa tươi. Rồi trong lúc mọi người khiêu vũ rộn rằng thì mẹ lại tất bật lo sắp xếp chỗ ngủ cho những người bạn phương xa. Mà mẹ thích khiêu vũ lắm. Đến giờ, tôi vẫn nhớ bộ đồ dạ hội tuyệt vời của mẹ - váy đen và chiếc áo buộc dây làm nổi bật mái tóc vàng óng ả. Ngày mẹ đem về đôi giày gót cao màu đen, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì mẹ.
Tối đó, tôi không nói quá, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Tôi tin thứ gì mẹ cũng biết làm: chơi tennis (mẹ từng giành giải thưởng hồi học đại học), may vá (mẹ tự may tất cả quần áo cho chúng tôi), chụp hình (mẹ đã từng thắng ở cuộc thi quốc gia), viết lách (mẹ phụ trách một mục trên báo) và nấu nướng (đặc biệt là những món Tây Ban Nha cho cha).
Giờ đây, khi không thể làm những việc ấy nữa, mẹ đối mặt với bệnh tật cùng với lòng quả cảm và quyết tâm tương tự.
Những từ "tàn tật", "vật lý trị liệu" đã trở thành một phần của thế giới mới, xa lạ mà chúng tôi vừa bước vào. Dần dần, tôi đã học cách chăm sóc mẹ, thay vì được mẹ chăm sóc. Rồi việc đẩy xe lăn đưa mẹ vào bếp đã thành thông lệ. Mẹ chỉ cho tôi nghệ thuật tỉa cà rốt, khoai tây và cách nhào tẩm miếng thịt bò nướng với tỏi tươi, muối và bơ sao cho ngon.
Lần đầu tiên nghe nói đến cây gậy, tôi liền phản đối:
- Con không muốn người mẹ xinh đẹp của mình dùng gậy đâu!
Mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo:
- Thế con thích mẹ đi bằng gậy hay không bao giờ đi nào?
Mỗi thành tích mẹ đạt được là một sự kiện đáng nhớ cho cả hai chúng tôi: nào sử dụng được máy đánh chữ bằng điện, lái xe có thiết bị tự động và lấy bằng thạc sĩ qua một chương trình đặc biệt.
Mẹ tìm hiểu tất cả mọi thứ về người khuyết tật và chính mẹ lập ra nhóm hỗ trợ mang tên Gia Đình Khuyết Tật. Một ngày nọ, mẹ đưa tôi và các anh đến cuộc họp mặt của hội. Chưa bao giờ tôi thấy đông người khuyết tật đến thế. Trở về, tôi trở nên trầm tư, cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Nhiều người có tình cảnh rất thương tâm. Mẹ còn dẫn chúng tôi đến gặp những người bại não - chúng tôi không còn bị sốc nữa. Mẹ dạy chúng tôi cách giao tiếp với những người chậm phát triển trí tuệ. Họ có khi còn dễ mến hơn một số người "bình thường" khác. Cha tôi thì luôn yêu thương và đứng bên cạnh mẹ.
Nghĩ mẹ luôn chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần lạc quan, tỉnh táo nên hầu như chẳng khi nào tôi thấy buồn hay phẫn uất về điều đó. Tôi không bao giờ quên cái ngày mà suy nghĩ tự mãn đó trong tôi tan như bọt xà phòng. Ấy là vào một dịp gia đình mở tiệc lúc tôi đã là thiếu nữ. Đúng lúc hình ảnh mẹ duyên dáng trong bộ đồ dạ hội, mang đôi giày cao gót đã phai nhạt trong tiềm thức tôi, thì tôi chợt bắt gặp mẹ ngồi ngoài cuộc vui, mỉm cười nhìn tôi và bạn bè khiêu vũ. Tim tôi như thắt lại trước khung cảnh tương phản với sự tật nguyền của mẹ. Thế rồi, hình ảnh mẹ tôi rạng ngời đang khiêu vũ bỗng ùa về trước mắt tôi.
Tôi tự hỏi không biết mẹ có cảm nhận giống mình không. Một cách vô thức, tôi tiến về phía mẹ, và, dù đôi môi mẹ đang mỉm cười nhưng tôi thấy mắt mẹ ngấn lệ. Tôi bỏ chạy về phòng, úp mặt vào gối khóc nức nở. Từ giây phút đó, tôi cảm nhận sức mạnh tinh thần của mẹ - dám chấp nhận hy sinh những thú vui mình yêu thích.
Lớn lên tôi làm việc trong môi trường cải tạo phạm nhân, và mẹ rất thích giúp đỡ tôi. Mẹ đề nghị được dạy cách sáng tác văn chương cho các học viên của tôi. Khi không thể đến nhà tù được nữa, mẹ vẫn thường xuyên viết thư cho họ. Một ngày nọ, mẹ nhờ tôi gửi thư cho một tù nhân tên Waymon. Mang máng nghĩ mình sắp biết thêm điều gì đó về mẹ, tôi xin phép mẹ đọc lá thư ấy trước. Mẹ đồng ý. Lá thư viết:
"Ông Waymon thân mến!
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lá thư của ông. Ông nói rằng cuộc sống sau những chấn song sắt thật khắc nghiệt. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Nhưng khi ông bảo tôi không thể hình dung được cảnh sống bị giam cầm như thế nào thì tôi khẳng định là ông đã lầm!
Way mon ạ! Trên đời có nhiều kiểu tự do và nhiều dạng ngục tù. Vả lại, đôi khi chính chúng ta tự tạo ra nhà tù cho mình đấy chứ.
Ở tuổi 31, tôi bỗng mất khả năng đi lại. Tôi đã cảm giác như đất lở dưới chân mình. Tâm trí lấn cấn mãi ý nghĩ rằng, suốt phần đời còn lại mình sẽ bị giam cầm trong cơ thể mình, không còn được tự do đi lại, khiêu vũ hoặc ôm các con vào lòng nữa.
Vất vả lắm tôi mới chấp nhận tình trạng của mình, cố không đắm chìm trong sự buồn tủi. Biết bao lần tôi tự hỏi liệu cuộc đời này có còn đáng sống nữa không; luôn bị ám ảnh bởi hai chữ "tù đày" và tuyệt vọng vì những thứ quan trọng đối với mình đã mất đi.
Nhưng rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra mình còn được quyền chọn lựa. Nên cười hay khóc khi gặp các con? Sẽ trở thành một người mẹ mẫu mực hay người mẹ chết héo trong tâm tưởng chúng? Nên nguyền rủa hay cầu xin Thượng Đế ban cho sức mạnh dựa vào niềm tin?
Tôi quyết định chừng nào còn sống, tôi vẫn phải nỗ lực; phải hành động tích cực; và cố mở rộng biên giới tinh thần để bù lại những hạn chế về thể chất.
Có nhiều dạng tự do, Waymon a! Khi chúng ta mất một tự do này, đơn giản ta phải tìm kiếm tự do khác.
Ông có thể nhìn trời u ám hoặc chân trời tươi đẹp qua những chấn song, ông có thể là tấm gương sáng cho lớp trẻ hay chịu hòa lẫn vào những kẻ xấu. về phương diện nào đó, giữa tôi và ông đều cùng chung một cảnh ngộ, ông Waymon ạ!"
Đọc xong, tôi mới vỡ lẽ, những điều trước kia tôi coi là đương nhiên nay đã trở thành nguồn động viên bí ẩn và vô cùng mạnh mẽ.

Người phụ nữ nhân hậu - Hạt giống tâm hồn

Tình yêu mà chúng ta cho đi là tình yêu duy nhất chúng ta giữ được.

- Elbert Hubbard
Người phụ nữ nhân hậu

Nếu bạn đã có lần viếng thăm thành phố New Orleans xinh đẹp, chắc hẳn sẽ có ai đó hương dẫn bạn đến khu kinh doanh lâu đời của thành phố này, nơi tập trung các ngân hàng, cửa hiệu, khách sạn và sẽ chỉ cho bạn thấy một pho tượng được dựng vào năm 1884, đứng sừng sững tại quảng trường nhỏ ở đây. Pho tượng tạc hình một người phụ nữ đang ngồi trên cái ghế thấp, tay ôm một đứa bé đang ngả đầu vào người bà. Người phụ nữ không mấy xinh đẹp và trang phục của bà khá giản dị. Bà mang một đôi giày vải, mặc váy trơn, trên vai quàng một cái khăn và đội một cái mũ rộng vành trên đầu. Bà có dáng người tầm thước, trông hơi mập. Khuôn mặt bà có nét điển hình của người Ái Nhĩ Lan với chiếc cằm vuông vức. Ánh mắt của bà thật đặc biệt, chúng nhìn bạn một cách nồng ấm, chứa chan tình cảm tựa như ánh mắt của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình.
Có một số điều đáng ngạc nhiên về bức tượng này. Đó là một trong những pho tượng đầu tiên ở Mỹ được tạc để tôn vinh một người phụ nữ. Ngay cả tại châu Âu cổ xưa, có rất ít tượng đài được xây dimg để tỏ lòng tôn vinh phụ nữ, và nếu có, hầu hết chúng đều dành cho những nữ hoàng hoặc công nướng quyền quý, những người rất xinh đẹp và rất sang trọng. Nhưng pho tượng ở New Orleans này thì hoàn toàn khác.
Pho tượng này thuộc về bà Margaret Haughery, nhưng chẳng ai tại New Orleans nhớ rõ cái tên đó. Họ chỉ nhớ bà là Margaret. Và đây là câu chuyện về bà Margaret và lý do tại sao người ta phải dimg tượng để tưởng niệm bà.
Margaret mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Bà được một cặp vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Họ cũng nghèo khó và tử tế như cha mẹ ruột của bà. Margaret sống với họ đến lúc trưởng thành, lập gia đình và sinh một con trai. Nhưng không may, chẳng bao lâu sau chồng, rồi con bà lần lượt qua đời, để lại mình Margaret quạnh hiu. Tuy nghèo nhưng Margaret khỏe mạnh và giỏi giang. Bà không để đau buồn quật ngã, bà vẫn tiếp tục làm việc.
Bà ủi quần áo cho một tiệm giặt ủi suốt ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Và mỗi ngày, qua song cửa sổ nơi làm việc, bà trông thấy những đứa trẻ ở trại mồ côi gần đó làm việc và chơi đùa. Một thời gian sau, một trận đại dịch xuất hiện ở thành phố, cưóp đi bao sinh mạng và làm cho số trẻ côi cút tăng lên. Trại mồ côi không đủ chỗ để chăm sóc các em, còn các em thì đang cần một chỗ dựa. Chắc hẳn không ai có thể nghĩ rằng một người phụ nữ nghèo hèn, sống bằng nghề giặt ủi, lại có thể trở thành một chỗ dựa thân ái mà các em bé bơ vơ đang cần đến. Nhưng Margaret đã nghĩ như vậy.
Bà đến thẳng trại mồ côi, nói rằng bà sẽ trích một phần lương của mình tặng cho trại và ngoài ra bà còn tình nguyện sống bên cạnh để chăm sóc các em.
Bà cố gắng làm việc chăm chỉ, và chẳng mấy chốc, từ số tiền lương dành dụm được, bà mua một cặp bò và một chiếc xe chở hàng nhỏ. Mỗi sáng, bà đánh xe đi giao sữa cho khách hàng và không quên xin những thức ăn còn thừa từ các khách sạn và những nhà giàu có trong thành phố về cho lũ trẻ đói lòng trong trại mồ côi. Vào những lúc khó khăn nhất, nhiều khi chính số thức ăn thừa thãi đó đã giúp các em ấm bụng.
Với khoản tiền bà Margaret kiếm được, mỗi tuần bà trích một phần mang đến tặng trại trẻ mồ côi. Sau vài năm số tiền ấy ngày một lớn. Do tính cẩn thận và giỏi giang, công việc kinh doanh của bà ngày thêm phát triển. Và dù vẫn cho đi, Margaret vẫn kiếm được nhiều tiền hơn và mua thêm nhiều bò. Cuối cùng, bằng số tiền tích lũy, bà xây một ngôi nhà dành cho trẻ em mồ côi.
Một thời gian sau, Margaret mua được một lò làm bánh mì, rồi bà chuyển sang nghề giao bánh mì. Và những đồng tiền kiếm được, bà vẫn đều đặn trích ra tặng cho trại mồ côi.
Rồi Cuộc nội chiến ở Mỹ bùng nổ. Trong thời buổi loạn ly, bệnh tật và đầy sợ hãi ấy, Margaret vẫn đánh chiếc xe bò đi giao bánh mì. Bà luôn xoay xở để vừa giúp đỡ những người lính đói khát, vừa quan tâm đến những em bé mồ côi. Dau vậy, khi chiến tranh kết thúc bà cũng có đủ tiền xây một lò bánh mì lớn. Đến lúc này, không ai trong thành phố không biết đến tên bà. Trẻ em trong khắp thành phố yêu quý bà. Các doanh nhân tự hào về bà. Những người nghèo đến gặp bà xin lời khuyên bảo. Bà thường ngồi trước cửa văn phòng mình, trong bộ váy bằng vải dày và với cái khăn nhỏ quàng trên cổ, tận tình đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai đến nhờ bà giúp đỡ, bất kể họ giàu hay nghèo.
Cuộc sống dần trồi cho đến một ngày, bà Margaret lặng lẽ qua đời. Lúc đọc di chúc của bà, người ta mới biết ngoài tất cả những gì bà đã hiến tặng, bà vẫn còn dành dụm được 30.000 đô la - một số tiền không nhỏ - và bà muốn tặng hết số tiền này cho tất cả các trại mồ côi trong thành phố, không phần biệt là trại của người da trắng, da đen, người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa hay đạo Tin Lành. Margaret luôn nói "Tất cả đều là trẻ mồ côi như nhau". Và bạn biết không, những ý nguyện cao đẹp của bà đã được ký bằng một nét gạch ngang thay cho tên của bà, vì Margaret chưa bao giờ biết đọc hay biết viết!
Khi hay tin bà qua đời, người dân New Orleans đã truyền tụng về bà rằng "bà là mẹ của tất cả những người mồ côi mẹ, là bạn của những người không có bạn bè. Sự thông tuệ của bà không trường học nào có thể dạy được. Chúng ta sẽ mãi mãi không được quên bà ấy". Thế là họ tạc một bức tượng mang đậm những nét quen thuộc về bà đã để lại trong tâm trí mỗi người, lúc bà đang ngồi trước văn phòng riêng hoặc đánh chiếc xe bò đi chở hàng. Và ngày nay, pho tượng vẫn sừng sững ở đó, ngay giữa thành phố đông đúc người qua lại, thể hiện tấm lòng kính trọng của người dân New Orleans đối với người phụ nữ có trái tim vô cùng nhân hậu và cách sống giản dị tên là Margaret Haughery.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn - Hạt giống tâm hồn

Khát vọng sâu thẳm nhất trong bản chất của con người là lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn.

- William James
Lòng khao khát được đánh giá và công nhận đúng đắn.

Vừa bước ra khỏi lớp và rẽ vào dãy hành lang chính, Amy Hagadorn đã va phải một học sinh lớp năm cao lớn đang chạy đến từ hưóng ngược lại.
- Coi chừng mày đó oắt con.
Cậu ta nạt nộ cô học sinh lớp ba này, rồi lách vòng qua người cô bé. Ke đó cậu ta nhe răng cười khoái trá khi lấy tay ôm chân phải của mình rồi bắt chước bước đi cà nhắc của Amy. Amy nhắm mắt lại một lúc: "Không thèm chấp", em tự nhủ rồi đi về lớp học. Ây vậy mà cho đến cuối ngày hôm đó, tâm trí Amy vẫn không quên cử chỉ chế nhạo của cậu học sinh lúc sáng. Và cậu ta cũng không phải là người duy nhất làm thế với em. Ngay từ đầu năm học đến giờ, ngày nào cũng có bạn chọc ghẹo Amy, lúc thì nhại giọng nói của Amy, lúc thì bắt chước dáng đi khó nhọc của em. Lớp của em đông vui lắm nhưng những lời chọc ghẹo đó khiến Amy cảm thấy lạc lõng vô cùng.
Bữa cơm tối hôm đó, Amy lặng lẽ ăn mà không nói một lời nào. Biết con mình đã gặp chuyện không vui ở trường, bà Patty Hagadorn tằng hắng rồi lên giọng vui đùa thông báo một tin sốt dẻo.
- Đài phát thanh địa phương năm nay có mở một cuộc thi viết về điều ước Giáng Sinh. Các bạn hãy mau mau viết thư gỏi cho ông già Noel và biết đâu bạn sẽ là người thắng cuộc. Mẹ nghĩ rằng cô bé có mái tóc xoăn màu vàng hung đang ngồi ở bàn nên tham gia ngay thôi!
Amy khúc khích cười và không đợi mẹ giục lần thứ hai, em lấy giấy bút ra. Em đặt bút viết dòng chữ đầu tiên: "Thưa ông già Noel".
Trong khi em nắn nót viết, mọi người trong nhà cố đoán xem Amy đang cầu xin ông già Noel điều gì. Chị gái Jamie và mẹ em đều nghĩ rằng con búp bê Barbie thật lớn sẽ là ưu tiên số một trong danh sách lời ước của em. Còn bố của Amy thì đoán đó là một quyển truyện tranh. Tuy nhiên, Amy không hề hé cho ai biết lời ước của mình.
Tại đài phát thanh của thị trấn Fort Wayne, bang Indiana, những lá thư của các em nhỏ ào ạt gửi đến dự thi. Các nhân viên đã liệt kê được rất nhiều món quà khác nhau mà các bé trai bé gái ở khắp nơi trong thành phố ước ao nhận được trong ngày Giáng Sinh. Khi đến lá thư của Amy, giám đốc Lee Tobin đã đọc đi đọc lại nó rất cẩn thận:
"Thưa ông già Noel!
Con tên là Amy, năm nay con chín tuổi. Con có một chuyện rắc rối ở trường học, không biết ông có thể giúp con được không? Các bạn cười nhạo con vì dáng con đi, cách con chạy và giọng con nói. Con bị bệnh bại não. Con chỉ xin ông cho con có được một ngày không bị ai đó cười nhạo và chế giễu con.Thân ái,Amy"
Trái tim Lee Tobin đau nhói khi ông đọc lá thư ấy. Ông biết bại não là căn bệnh làm rối loạn cơ bắp mà có lẽ đã khiến các bạn học cùng trường với Amy có những suy nghĩ không hay. Ông nghĩ rằng tốt hơn nên để người dân ở Fort Wayne được biết về cô bé đặc biệt này cùng lời ước khác thường của em. Nghĩ vậy ông Tobin gọi điện thoại đến tòa soạn của tờ nhật báo trong vùng.
Ngày hôm sau, hình ảnh của Amy và lá thư em gửi cho ông già Noel xuất hiện ngay trên trang nhất tờ News Sentinel. Câu chuyện về em được lan truyền nhanh chóng. Khắp nước Mỹ, báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình đồng loạt đưa tin về câu chuyện của bé gái ở Fort Wayne, Indiana, người chỉ xin một món quà Giáng Sinh giản dị mà rất ấn tượng: một ngày không bị ai chế giễu.
Thật bất ngờ, những ngày sau đó gia đình Hagadorn đã liên tục nhận được rất nhiều thư của trẻ em cũng như người lớn từ khắp nơi trong nước gửi đến cho Amy, rất nhiều thiệp chúc mừng Giáng Sinh và những lời động viên. Trong suốt mùa Giáng Sinh bận rộn đó, những cánh thư ấm tình bạn bè và chia sẻ của hơn hai ngàn người trên khắp thế giới đã gỏi đến cho Amy. Trong số đó, có người bị khuyết tật, có người cũng từng bị chế giễu khi còn bé, nhưng mỗi người đều dành cho Amy một thông điệp đặc biệt. Qua những lá thư và cánh thiệp từ những người không quen không biết ấy, Amy thoáng thấy một thế giới đầy ắp những con người thực sự quan tâm đến nhau. Và em nhận ra rằng không còn một hình thức nhạo báng nào và không một gánh nặng chế giễu nào có thể làm cho em cảm thấy cô độc nữa.
Nhiều người cám ơn Amy vì đã can đảm lên tiếng. Những người khác khuyến khích em đừng để tâm đến sự giễu cợt và hãy ngẩng cao đầu. Lynn, một học sinh lớp 6 ở Texas đã viết cho Amy:
"Mình muốn kết bạn với đằng ấy. Mình nghĩ nếu bạn đến thăm mình thì chúng ta sẽ rất vui đấy! Sẽ không ai nhạo báng bọn mình, vì nếu họ làm thế, chúng ta chẳng thèm nghe. "
Amy đã đạt được điều ước của mình - một ngày không bị ai chế giễu ở trường tiểu học South Wayne. Các giáo viên và học sinh trong trường còn đi xa hơn nữa, bằng cách cùng thảo luận với nhau về hành vi chế nhạo sẽ làm cho người khác cảm thấy như thế nào. Năm đó, thị trưởng của Fort Wayne chính thức tuyên bố rằng ngày 21 tháng 12 sẽ trở thành "Ngày của Amy Hagadorn". Viên thị trưởng giải thích rằng việc mạnh dạn ước xin một điều giản dị như thế, Amy đã nêu một tấm gương cho tất cả mọi người.
- Mọi người, - ông thị trưởng nói, - ai cũng muốn được đối xử một cách trân trọng, đúng đắn và nồng ấm, và họ xứng đáng được nhận tất cả những điều đó.

Bàn tay cô giáo - Hạt giống tâm hồn

Bạn không bao giờ biết được niềm hạnh phúc mà một hành động tứ tế đơn giản mang đến sẽ như thế nào đâu.

- Bree Abel
Bàn tay cô giáo

Trong ngày lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao. Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản. Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.
- Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - Một em nói.
- Của một người nông dân, - một em khác lên tiếng, - bởi vì ông ta nuôi gà tây.
Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai.
- Đó là bàn tay cô, thưa cô. - Em thầm thì.
Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao, cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là lễ Tạ ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.
Tất cả mọi người trên trái đất nay đều được sinh ra với một thảm kịch - đó là chúng ta cấn phải lớn lên. Rất nhiều người không có dũng khí làm điều đó.
- Helen Hayes

Quà sinh nhật - Hạt giống tâm hồn

Tôi ước ao có một ngày bốn đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà bởi chính tâm hồn của người ấy.

- Martin Luther King Jr.
Quà sinh nhật

Chú thích: Câu chuyện này được viết vào năm 1969 khi mà nạn phần biệt chúng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện.
Sau khi con trai tôi học lớp một được một tuần, thằng bé về nhà báo tin rằng Roger, học sinh người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp, là bạn ngoài sân chơi của nó. Tôi nuốt nước bọt rồi nói:
- Hay nhỉ! Thế con sẽ chơi chung với nó bao lâu nữa thì có đứa khác thay con chơi với nó?
- Ô, con sẽ chơi với bạn ấy mãi mãi mẹ ạ!- Mike trả lời tôi.
Rồi một tuần sau, tôi lại nghe tin Mike rủ Roger ngồi chung bàn học với mình.
Nếu như bạn không sinh ra và lớn lên ở tận miền nam nước Mỹ xa xôi này, như tôi đây, thì bạn sẽ không thể nào hiểu được những tin này khủng khiếp như thế nào. Tôi lập tức hẹn gặp giáo viên dạy lớp con tôi.
Cô giáo đón tôi với đôi mắt mệt mỏi và đầy hoài nghi. Cô nói:
- Thưa bà, tôi cho là bà cũng muốn con trai mình được ngồi chung với một học sinh khác, phải không ạ? Bà vui lòng chờ cho một lát. Tôi cũng có một cuộc hẹn với một phụ huynh khác và bà ấy đang đến kìa.
Vừa lúc ấy, tôi trông thấy một phụ nữ trạc tuổi tôi bước tới. Tim tôi tự nhiên đập mạnh bởi tôi đoán chắc bà ấy là mẹ của Roger. Nơi bà toát lên vẻ trầm lặng và hết sức đĩnh đạc của một người phụ nữ có phẩm cách, nhưng những điều đó cũng không giúp bà ta giấu được nỗi lo lắng thể hiện qua giọng nói:
- Cháu Roger thế nào rồi, thưa cô? Tôi mong rằng con tôi vẫn quan hệ tốt với những đứa trẻ khác. Nếu không như thế, cô cho tôi biết nhé!
Bà ngập ngừng khi tự nêu câu hỏi:
- Cháu có làm điều gì khiến cô phải phiền lòng không? Ý tôi nói là việc cháu phải thay đổi chỗ ngồi quá nhiều lần!
Tôi cảm nhận được sự căng thẳng tột độ trong lòng mẹ của Roger, vì chắc bà đã biết rõ câu trả lời. Nhưng tôi thấy tự hào cho cô giáo lớp một này khi nghe cô dịu dàng đáp:
- Không có đâu, thưa bà! Cháu Roger không làm gì để tôi phải phiền lòng cả. Chẳng qua trong những tuần đầu tiên, tôi cố gắng chuyển đổi chỗ ngồi để cuối cùng em nào cũng tìm được người bạn hợp với mình thôi.
Bấy giờ tôi mới giới thiệu mình và nói rằng con trai tôi là bạn cùng bàn mới của Roger và tôi hy vọng hai đứa nó sẽ thương mến nhau. Ngay lúc nói ra tôi đã biết những lời của mình hoàn toàn sáo rỗng, chứ tận đáy lòng, tôi thực sự không muốn điều này. Nhưng rõ ràng là câu nói ấy đã làm yên lòng mẹ của Roger.
Đã hai lần thằng bé Roger mời Mike đến nhà mình chơi, nhưng lần nào tôi cũng viện lý do để không cho con tôi đi. Và rồi có một việc xảy ra khiến cho lòng tôi cứ day dứt mãi không thôi khi nghĩ lại cách cư xử của mình.
Vào ngày sinh nhật của tôi, Mike đi học về cầm trên tay một tờ giấy lấm lem được gấp lại vuông vức. Tôi mở ra và nhìn thấy ba bông hoa và dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật Cô!" được viết nắn nót bằng bút chì ở mặt trong tờ giấy và một đồng cắc năm xu.
- Roger gửi tặng mẹ đó! -Mike nói - Đó là tiền mua sữa của bạn ấy. Khi con nói hôm nay là sinh nhật của mẹ, bạn ấy nhờ con mang về tặng mẹ. Bạn Roger nói rằng mẹ cũng là mẹ của bạn ấy, vì mẹ là người mẹ duy nhất đã không yêu cầu bạn ấy phải đổi sang bàn khác.

Đêm cuối cùng - Hạt giống tâm hồn

Hãy dành thời gian cho mọi người quanh mình - cho dù đó là một việc nhỏ nhoi. Hãy làm điều mà bạn chẳng được hưởng lợi lộc gì ngoài đặc quyền làm điều đó.

- Albert Schweitzer
Đêm cuối cùng

Cụ ơi, con trai cụ đến rồi đây. - Cô y tá khẽ gọi cụ già.
Phải gọi đến mấy lần ông lão mới khó nhọc mở mắt ra. Đêm qua, ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê do trụy tim và sau khi cấp cứu, ông cũng chỉ tỉnh lại phần nào. Ông loáng thoáng nhìn thấy bóng dáng một thanh niên trong bộ quân phục lính thủy đang đứng cạnh giường mình.
Ông lão đưa tay ra cầm lấy tay chàng trai. Những ngón tay rắn rỏi của anh lính siết nhẹ bàn tay mềm rũ không còn chút sinh khí ấy. Cô y tá mang đến một chiếc ghế để người lính ngồi với cha mình.
Suốt đêm, anh lẳng lặng ngồi trong căn phòng ánh sáng tù mù, nắm tay ông lão và nói với ông những lời động viên, ông lão hấp hối nằm yên, không nói gì, nhưng tay ông vẫn không rời bàn tay chàng trai. Mặc những tiếng rì rì của bình ôxy, tiếng rên rỉ của các bệnh nhân khác và tiếng bước chân của các y tá trực đêm ra vào phòng, anh lính vẫn ngồi ngay ngắn bên ông lão.
Cô y tá, thỉnh thoảng ghé vào thăm nom các bệnh nhân, luôn bắt gặp anh lính trẻ thì thầm những lời an ủi vào tai ông. Nhiều lần, cô chủ ý nhắc anh chợp mắt một lát, nhưng anh đều từ chối.
Gần sáng, ông lão trút hơi thở cuối cùng. Người lính cẩn thận đặt bàn tay lạnh lẽo của ông lên giường và bước ra ngoài tìm cô y tá. Anh ngồi đợi trong lúc cô chuyển thi hài ông lão xuống nhà xác và làm những thủ tục cần thiết. Khi quay lại, cô y tá ngỏ lời chia buồn với anh, nhưng khi cô chưa dứt lời, anh đã ngắt ngang hỏi:
- Ông cụ này là ai vậy?
Cô y tá giật mình.
- Ông cụ là cha anh mà!
- Không phải đâu. Ông cụ ấy đâu phải là cha tôi. Tôi chưa gặp ông bao giờ cả.
- Vậy sao anh không nói khi tôi đưa anh đến gặp ông?
- Tôi biết là có sự nhầm lẫn từ người cấp phép cho tôi về nhà. Tôi nghĩ có lẽ con trai ông cụ và tôi trùng tên, trùng quê quán và có số quân giống nhau, do đó người ta mới nhầm như vậy. - Người lính giải thích. - Ông cụ rất muốn gặp con trai mình mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên ông cụ tôi nhận ra là cụ đã yếu đến mức không còn phần biệt được tôi với con trai cụ nữa. Biết là ông rất cần có ai đó bên cạnh, nên tôi đã quyết định ở lại.

Tấm lòng cô giáo - Hạt giống tâm hồn

Có những điểm cao trào quan trọng trong cuộc sống chúng ta, và hầu hết chúng đều đến tử sự khuyến khích của ai đó.

- George Adams
Tấm lòng cô giáo

Chúng tôi đang trong giờ học của cô Virginia Deview, khúc khích cười, thọc mạnh vào nhau và bàn tán về những "tin tức" mới nhất trong ngày, như thuốc chải mí mắt màu tím đặc biệt mà Cindy đang dùng. Cô Deview hắng giọng và yêu cầu chúng tôi trật tự.
- Bây giờ, - cô vừa nói vừa mỉm cười, - các em hãy suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Cả lớp dường như đồng loạt há hốc miệng vì ngạc nhiên. Nghề nghiệp của chúng tôi ư? Chúng tôi liếc nhìn nhau. Chúng tôi chỉ mới 13, 14 tuổi. Cô giáo này thật là lẩn thẩn!
Đó là điều mà khá nhiều đứa trong bọn chúng tôi nhận xét về cô Deview, người có mái tóc luôn búi lên và hàm răng trên nhô ra. Be ngoài như thế khiến cô luôn là mục tiêu dễ dàng cho những tiếng cười khúc khích và những câu đùa ác nghiệt của lũ học trò.
Cô cũng hay làm cho các học sinh bực bội vì những yêu cầu khắt khe của mình. Hầu hết chúng tôi đều xem nhẹ năng lực của cô.
- Phải. Tất cả các em phải suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình. - Cô hăng hái nói như thể đây là điều tuyệt nhất mà cô làm được cho học sinh của mình. - Các em sẽ phải làm một đề tài nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Mỗi em sẽ phải phỏng vấn một ai đó làm trong lĩnh vực mà mình chọn, rồi thuyết trình trước lớp.
Hôm đó, tất cả chúng tôi đều tan học với sự lúng túng. Có ai mà biết mình muốn làm gì khi mới 13 tuổi chứ? Tuy nhiên, tôi đã thu hẹp những lựa chọn của mình lại. Tôi thích nghệ thuật, ca hát và viết văn. Nhưng về nghệ thuật thì tôi rất tệ, còn khi tôi hát các chị tôi hay hét lên: "Này, làm ơn ngậm miệng lại dùm đi". Lựa chọn duy nhất còn lại là viết văn.
Và trong những giờ lên lớp kế tiếp của mình, cô Deview đều kiểm tra chúng tôi: "Chúng tôi đã đi đâu?", "Các bạn nào đã chọn được nghề nghiệp cho mình?". Cuối cùng, hầu hết chúng tôi đều đã chọn được một nghề nào đó; tôi đã chọn nghề làm báo. Điều đó có nghĩa là tôi phải đi phỏng vấn một phóng viên báo chí bằng xương bằng thịt. Điều này làm tôi rất lo.
Tôi ngồi xuống trước mặt người phóng viên mà tôi gặp gần như không thể nói nổi lời nào. Ông ấy nhìn tôi rồi hỏi:
- Cháu có mang theo cây viết nào không?
Tôi lắc đầu.
- Còn giấy viết thì sao?
Tôi lại lắc đầu.
Cuối cùng, chắc ông ấy nhận ra là tôi đang sợ hãi và đã cho tôi một lời khuyên hữu ích đầu tiên để có thể trở thành một nhà báo.
- Bác chưa bao giờ đi đến bất kỳ nơi nào mà không mang theo bút và giấy viết cả, bởi vì ta chẳng bao giờ biết mình đang rơi vào chỗ nào.
Trong 90 phút tiếp đó, người phóng viên đứng tuổi đã kể cho tôi nghe toàn những câu chuyện về các vụ cưóp, những trường hợp ăn chơi sa đọa và những vụ hỏa hoạn, ông kể về một đám cháy bi thảm đã cưóp đi sinh mạng của bốn người trong gia đình nọ mà ông không thể nào quên, ông bảo rằng ông vẫn có thể ngửi thấy mùi thịt của họ đang cháy...
Vài ngày sau, tôi đã trình bày bài thuyết trình về nghề nghiệp của mình trước lớp hoàn toàn bằng trí nhớ một cách say sưa như bị thôi miên. Tôi nhận được điểm A cho toàn bộ công trình của mình.
Khi năm học sắp kết thúc, một vài học sinh quá bất mãn đã quyết định trả thù cô Virginia De view vì công việc khó khăn mà cô đã bắt chúng tôi làm. Khi cô đi đến một góc hành lang nọ, chúng đã cố hết sức ấn mạnh một cái bánh vào mặt cô. Cô chỉ bị xây xát nhẹ bên ngoài, nhưng trong lòng cô đã bị tổn thương rất nặng. Nhiều ngày sau đó, cô đã không đến trường. Khi tôi nghe được chuyện ấy, ruột tôi như bị ai cắt. Tôi cảm thấy xấu hổ cho chính mình và những đứa bạn của tôi, những người không biết làm điều gì tốt hơn là lên án một người phụ nữ vì vẻ bề ngoài của cô ấy, thay vì thán phục những phương pháp giảng dạy thú vị của cô.
Nhiều năm sau, tôi đã quên tất cả mọi chuyện về cô Deview cũng như những nghề nghiệp chúng tôi đã lựa chọn. Tôi vào đại học và tìm kiếm một nghề nghiệp mới. Cha muốn tôi đi theo lĩnh vực kinh doanh và dường như đó là một lời khuyên đúng đắn vào lúc bấy giờ, nhưng oái oăm thay tôi chẳng có lấy một ký năng kinh doanh nào. Thế rồi tôi chợt nhớ đến cô Virginia Deview cùng ước muốn làm phóng viên hồi 13 tuổi. Tôi gọi điện cho ba mẹ.
- Con sẽ đổi nghề - Tôi thông báo.
Một sự im lặng nặng nề ở đầu dây điện thoại bên kia.
- Đổi sang nghề gì? - Cuối cùng cha tôi cất tiếng.
- Nghề làm báo ạ!
Tôi có thể đọc thấy sự không vui qua giọng nói của ba mẹ, nhưng họ không ngăn cản tôi. Họ chỉ nhắc nhở tôi rằng đây là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và tôi đã muốn tránh nó như thế nào.
Họ nói đúng. Tuy nhiên nghề phóng viên báo chí đã đem lại cho tôi điều gì đó; nó nằm trong máu thịt của tôi. Nó đem đến cho tôi sự tự do để đến được với tất cả những người xa lạ và hỏi họ về những điều đã xảy ra. Nó luyện cho tôi cách đặt câu hỏi và tìm được câu trả lời trong cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư của mình. Nó mang đến cho tôi sự tự tin.
Trong 12 năm qua, nghề phóng viên đem lại cho tôi Sự hài lòng và rất nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Tôi viết mọi chuyện từ những kẻ giết người đến những vụ rơi máy bay và sau cùng là viết theo sở trường của mình. Tôi thích viết về những giây phút bi thảm và mong manh trong cuộc sống con người, bởi lẽ tôi cảm thấy điều đó giúp họ trong một phương diện nào đó.
Một ngày nọ, khi tôi nhắc điện thoại lên, một cơn sóng ký niệm chợt ùa về trong tôi. Tôi nhận ra rằng nếu không có sự ủng hộ của cô Virginia De view, tôi sẽ không có được vị trí hiện nay của mình.
Có lẽ cô sẽ chẳng bao giờ biết được nếu không có sự giúp đỡ của cô, tôi đã không trở thành một phóng viên và một nhà văn. Có thể tôi đang ngụp lặn trong thế giới kinh doanh ở một nơi nào đó, với những rủi ro to lớn bao vây lấy tôi mỗi ngày. Tôi tự hỏi giờ đây có bao nhiêu học sinh khác đã từng là học trò của cô nhận thức được tầm quan trọng của bài tập nghiên cứu về nghề nghiệp đó.
Người ta luôn hỏi rằng:
- Anh đã chọn nghề báo như thế nào?
- À, anh có biết không, có một cô giáo...
Tôi luôn bắt đầu như thế và thầm cám ơn cô Deview.
Tôi mong rằng những học trò của cô khi ngẫm nghĩ về những ngày còn đi học của mình, sẽ còn giữ lại trong tâm trí hình ảnh của một người giáo viên độc thân - cô Virginia De view - rất riêng, rất khác biệt của họ. Có lẽ họ sẽ cám ơn cô ấy trước khi quá trễ.

Đôi mắt biết nói - Hạt giống tâm hồn

Những cơ hội lớn để ta giúp đỡ người khác hiếm khi xuất hiện, nhưng những cơ hội nhỏ để ta làm điều đó ở quanh ta mỗi ngày.

- Sally Koch
giúp đỡ người khác

Đó là một buổi tối lạnh lẽo, rét buốt ở miền bắc Virginia cách đây đã nhiều năm. Bộ râu của ông lão cứng ngắc trong cái lạnh của mùa đông khi ông đợi có ai đó giúp ông sang sông. Sự chờ đợi dường như vô tận. Cơ thể ông tê cóng và cứng đờ bởi những cơn gió bấc giá lạnh.
Bỗng ông nghe thấy tiếng ngựa phi nhịp nhàng đang đến gần men theo con đường đầy sương gió. Ông lo lắng nhìn khi một nhóm chàng trai phi ngựa rẽ qua khúc quanh, ông đã để cho người đầu tiên chạy qua mà chẳng hề gọi. Sau đấy, một người khác đi qua, rồi một người nữa. Lúc này, tuyết đã rơi, trông ông lão giống như một bức tượng bằng tuyết, ông đã thấy người kỵ sĩ cuối cùng. Khi người này đến gần, ông già ra dấu với người kỵ sĩ rồi nói:
- Chào cậu, cậu có phiền đưa già này sang bên kia sông được không? Chẳng có lối nào để đi bộ được cả.
Người kỵ sĩ ngồi trên ngựa đáp:
- Được chứ, thưa bác. Bác nhảy lên đây nào.
Thấy ông lão không thể nhấc nổi cơ thể đã gần như đông cứng khỏi mặt đất, chàng trai nhảy xuống và giúp ông leo lên ngựa. Chàng kỵ sĩ không chỉ đưa ông già sang sông mà còn mang ông đến nơi ông định đến cách đó vài dặm nữa.
Khi đến gần một mái nhà tranh nhỏ xíu ấm cúng, chàng kỵ sĩ tò mò hỏi:
- Thưa bác, cháu thấy bác đã để nhiều người cưõi ngựa khác chạy qua mà không nhờ lấy một ai để giúp qua sông. Khi cháu đến thì bác nhờ cháu ngay lập tức. Cháu thắc mắc không hiểu tại sao, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá như thế này, bác lại đợi và nhờ người cuối cùng. Nếu cháu từ chối không giúp bác thì sao?
Ông lão từ từ leo xuống ngựa, nhìn thẳng vào mắt chàng trai, đáp:
- Bác đã ngồi đấy một lúc rồi. Bác nghĩ mình biết cách nhìn người. Khi bác nhìn vào mắt những chàng trai kia bác nhận ra ngay là họ chẳng quan tâm gì đến tình cảnh của bác cả. Nhờ họ giúp cũng không ích gì. Nhưng khi nhìn vào mắt cháu, lòng tốt và sự thương người hiện lên rất rõ. Bác biết rằng thái độ dịu dàng của cháu sẽ mở ra cho bác cơ hội được giúp đỡ lúc bác cần.
Những lời ấm lòng đó của ông lão làm người kỵ sĩ hết sức cảm động.
- Cháu hết sức cám ơn những gì bác vừa nói. - Anh nói với ông lão - Có lẽ sẽ chẳng bao giờ cháu quá bận rộn với chuyện riêng của mình mà không đáp lại những gì người khác cần bằng lòng nhiệt thành cả.
Hạnh phúc là nước hoa - bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình.
- George Bernard Shaw

Sức sống mãnh liệt - Hạt giống tâm hồn

Sự yếu đuối trong tính cách mới là khuyết điểm duy nhất không thể thay đổi.

- Francois de La Rochefoucald
Sức sống mãnh liệt

Lần đầu tiên tôi thấy con Khói là khi nó đang ở trong đống lửa! Một lần cùng ba đứa con nhỏ của mình đến bãi rác nằm ngoài thị trấn để đốt rác như thường lệ, tôi phát hiện nó bị vùi trong một đống gạch đang cháy âm ỉ. Khi ấy, nó là một chú mèo nhỏ xíu, toàn thân năm đen như than đang cố hết sức bình sinh bò về phía chúng tôi.
- Con sẽ cứu nó! - Thằng bé Scott con tôi la lên.
Khi Scott bước tới bọc con mèo cẩn thận trong chiếc khăn rằn của tôi, tôi tự hỏi tại sao con mèo không kêu la khi bị chạm đến những chỗ đau như vậy. Sau này, chúng tôi mới phát hiện lưõi của nó cũng bị bỏng nặng.
Chúng tôi mang con mèo về nông trại. Trong lúc bốn mẹ con đang chăm sóc cho nó thì chồng tôi, Jim, trở về nhà sau một ngày dài sửa hàng rào mệt lử. Anh chẳng ngạc nhiên gì khi trông thấy nó, vì đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi đón chào Jim về nhà bằng một con thú bị thương. Dù ngoài miệng lúc nào cũng càu nhàu bực bội nhưng trong lòng Jim cũng không nỡ nhìn thấy chúng đau đớn. Vì thế, anh thường giúp chúng tôi làm chuồng, lo chỗ nằm, làm rào và thanh nẹp chân cho những con chồn, thỏ và mấy chú chim bị thương mà chúng tôi đem về. Tuy nhiên, lần này thì khác. Đây là một con mèo, mà Jim thì chẳng thích mèo tí nào.
Chẳng những thế, con mèo này lại không bình thường. Trên thân thể nó, những chỗ đáng lẽ được phủ lông mượt giờ chỉ toàn là vết bỏng. Đôi tai của nó không còn và chiếc đuôi thì bị cháy đến lộ cả xương. Các dấu chân nhỏ bé có thể vẫn thường in trên mui những chiếc xe hơi hay xe tải đầy bụi thì nay cũng không còn đúng hình dạng của chúng nữa. Nó hầu như chẳng còn có nét gì của một con mèo - ngoài đôi mắt to xanh thẳm cầu xin sự giúp đỡ.
Thế là chúng tôi chữa trị vết thương cho nó cẩn thận. Chúng tôi còn đặt tên cho nó là Khói để ký niệm lần đầu tìm thấy nó.
Sau ba tuần, chúng tôi có thể bôi thuốc mỡ chữa bỏng cho con Khói, khiến toàn thân nó trở thành một khối màu xanh lạ kỳ. Đuôi nó thì đã gãy lìa, và bộ lông mượt mà đầy hãnh diện của loài mèo cũng chẳng còn một sợi nào - nhưng cả tôi lẫn bọn trẻ đều "ngưỡng mộ" nó.
Nhưng Jim lại không như vậy. Thế nên, Khói cũng chẳng quý anh. Tại sao ư? Vì anh có thứ dụng cụ mồi ống điếu gồm diêm quẹt và cái đèn khi đốt cháy bập bùng. Mỗi lần anh đốt chiếc đèn này lên, con Khói lại trở nên hoảng sợ và quáng quàng bỏ chạy - có lần nó còn làm đổ cả tách cà phê và chiếc đèn của anh trước khi chạy biến vào ống thông gió trong căn phòng ngủ dự phòng.
- Tại sao mày chẳng để tao yên tí nào thế này? - Jim rên rỉ.
Tuy vậy càng ngày con Khói càng quen dần với cái ống điếu và chủ nhân của nó hơn. Nó nằm trên chiếc tràng ký và nhìn trừng trừng vào Jim khi anh hút ống điếu và phà khói thuốc ra. Một hôm, Jim nhìn tôi cười khúc khích.
- Cái con mèo chết tiệt này, nó làm anh thấy tội lỗi quá!
Cuối năm đầu tiên, con Khói trông vẫn còn thảm hại, chẳng khác cái giẻ rách là mấy. Còn thằng Scott nhà tôi lại trở nên nổi tiếng trong đám bạn vì có một con mèo xấu nhất nước - mà cũng có thể là xấu nhất trần đời.
Dần dần và cũng hết sức lạ lùng, Jim trở thành người mà con Khói quan tâm nhất. Và chẳng lâu sau, tôi nhận thấy một sự thay đổi ở Jim. Giờ đây, ít khi anh hút thuốc trong nhà, và vào một tối mùa đông nọ, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy anh ngồi trên ghế với con mèo nhỏ xấu xí đang nằm cuộn trong lòng anh. Trước khi tôi kịp lên tiếng thì anh đã lầm bầm, nói cộc lốc như để phần trần.
- Em biết không, có lẽ nó lạnh, nó không có lông mà.
Nhưng, tôi nhớ lại, cái con Khói này thích cái lạnh lắm mà! Chẳng phải nó đã ngủ ngay trước ống thông gió và trên sàn lót ván lạnh ngắt đấy ư?
Có lẽ Jim đã bắt đầu thấy thích con vật kỳ dị này rồi!
Không phải ai cũng đều chia sẻ tình cảm mà chúng tôi dành cho Khói, nhất là những ngưòl chưa bao giờ trông thấy nó. Lời đồn đại đến tai một nhóm tự nhận rằng mình là những người bảo vệ thú, và một bữa, một phụ nữ trong nhóm họ đã đến gõ cửa nhà chúng tôi. Họ nghĩ rằng chính chúng tôi đã bạc đãi con Khói. Nhưng khi tận mắt trông thấy dáng vẻ "uy nghi" trần trụi của con Khói được phóng đại gấp 10 lần đang nấp đằng sau bể nuôi cá nhà tôi và đang trừng mắt nhìn vào vị khách thì bà ta đã thay đổi cách nghĩ và nhanh chóng cáo từ.
Sang năm thứ hai, một điều kỳ diệu xảy ra. Lông con Khói bắt đầu mọc lại. Những sợi lông trắng bé xíu, mềm mại và đẹp hơn cả lông của các chú gà tơ dần dần mọc dài hơn biến con mèo bé nhỏ xấu xí của chúng tôi thành một làn khói mỏng.
Jim ngày càng thích làm bạn với con Khói. Có lúc Jim còn ôm nó theo khi anh ra ngoài thăm đàn gia súc, ghì sát nó vào chiếc quần vải bông của anh.
Ngày Khói cùng Jim đi kiếm một con bé bị lạc cũng là ngày nó tròn ba tuổi. Cuộc lùng kiếm kéo dài trong nhiều giờ liền, và cứ mỗi lần dừng lại và bước ra khỏi xe phóng mắt tìm kiếm, Jim luôn để cửa xe mở. Bên ngoài là những cánh đồng nứt nẻ đầy những đám cỏ khô. Xa xa phía chân trời báo hiệu một cơn bão sắp đến, vậy mà vẫn không thấy dáng con bé đâu. Cảm thấy chán ngán và không chút suy nghĩ, Jim thò tay vào túi lấy hộp diêm và quẹt lên. Một tia lửa bắn xuống mặt đất và trong vài giây, cánh đồng bốc cháy.
Lòng rối bòi, Jim chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến con mèo. Chỉ sau khi dập tắt đám cháy và tìm ra con bé, anh mới quay về và chợt nhớ:
- Con Khói đâu rồi! - Jim la lên - Chắc nó đã nhảy ra khỏi xe? Hay là nó đã về nhà.
Không phải! Chúng tôi đều biết con Khói không bao giờ có thể tìm đường về nhà từ một nơi cách xa đến hai dặm. Trời bắt đầu đổ mưa khiến sự việc càng thêm rắc rối. Mưa nặng hạt đến nỗi chúng tôi không thể nào ra ngoài tìm kiếm nó.
Jim trở nên quẫn trí và tự đổ lỗi cho mình. Chúng tôi bỏ cả ngày hôm sau để tìm kiếm, vừa mong nó cất tiếng kêu để chúng tôi biết mà tìm đến, vừa hiểu là nó khó có thể sống sót nếu gặp phải thú dữ. Nhưng rốt cuộc cũng chẳng ích gì!
Hai tuần sau, vẫn không thấy con Khói về nhà. Chúng tôi e rằng nó đã chết đâu đó rồi vì khi mùa mưa bắt đầu thì cũng là lúc bầy diều hâu, chó sói và lũ chó hoang đi kiếm thức ăn.
Sau đó khu vực chúng tôi lại bị một cơn mưa bão lớn chưa từng thấy ập đến. Nước từ trên trời như trút hết xuống nơi đây. Đến sáng, nước lũ phủ kín hàng dặm, khiến cho muông thú và trâu bò phải trồi dạt đến các đảo nằm rải rác ở các nơi cao hơn. Những con thỏ, gấu trúc, sáo và chuột sa mạc sợ hãi chờ nước rút bớt trong khi Jim và Scott bì bõm lội nước đưa đàn bê khát sữa về với mẹ của chúng an toàn.
Trong lúc tôi cùng các con gái đang chăm chú quan sát thì đột nhiên Jaymee la lên:
- Ba ơi! Có một con thỏ nhỏ xíu tội nghiệp nằm kia kìa. Ba cứu nó được không?
Jim lội đến chỗ con vật nằm, khi đưa tay ra định bế sinh vật bé nhỏ ấy lên, anh bỗng giật bắn mình lùi lại như thể đang hoảng sợ. Anh la lên:
- Không thể tin nổi. Chính là con Khói! - Giọng anh vỡ ra - Ôi! Con Khói bé bỏng tội nghiệp!
Mắt tôi ứa lệ khi con mèo bé nhỏ thảm hại từ từ bò vào đôi tay dang rộng của Jim, người mà nó đã mỗi lúc mỗi dành nhiều tình cảm quý mến hơn. Anh ôm chặt cơ thể đang run rẩy của nó vào ngực, thủ thỉ những lời êm ái rồi nhẹ nhàng lau sạch bùn trên mặt nó. Suốt thời gian đó, con mèo dán chặt đôi mắt xanh vào anh với sự cảm thông không thành lời. Jim đã được tha thứ.
Khói lại về nhà. Nhìn nó ngoan ngoãn để chúng tôi chăm sóc, trong lòng chúng tôi thấy vui hơn vì nó dường như đã khỏe lên.
Nhưng con Khói chưa bao giờ thật sự khỏe mạnh. Một buổi sáng khi nó vừa tròn bốn tuổi, chúng tôi thấy nó nằm rũ trong chiếc ghế của Jim. Tim nó đã ngừng đập.
Khi tôi bọc thân thể nhỏ xíu ấy trong chiếc khăn quàng cổ màu đỏ của Jim và đặt nó vào chiếc hộp đựng giày của lũ trẻ, tôi nghĩ về nhiều thứ mà chú mèo yêu quý đã dạy chúng tôi: lòng tin cậy, sự thương yêu và tinh thần đấu tranh với những điều lạ thường dù tất cả mọi người xung quanh cho rằng bạn không thể thắng. Nó nhắc nhở chúng tôi rằng không phải bề ngoài - mà chính những gì nằm sâu trong trái tim chúng ta - mới là điều đáng quý.

Tấm huy chương vàng - Hạt giống tâm hồn

Bạn nhận được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin từ bất kỳ trải nghiệm nào khiến bạn đau khổ và sợ hãi. Bạn có thể tự nhủ rằng: "Tôi đã vượt qua. Giờ day, tôi sẵn sàng đón nhận những điều kế tiếp".

- Eleanor Roosevelt
Tấm huy chương vàng

Có một lần vào mùa xuân năm 1995, tôi đã được mời phát biểu tại một trường phổ thông trung học. Khi buổi lễ kết thúc, ông hiệu trưởng ngỏ ý mời tôi đến thăm một học sinh đặc biệt. Cậu bé bị bệnh phải nằm liệt giường, nhưng cậu ấy rất muốn được gặp tôi. Ông hiệu trưởng bảo rằng điều đó sẽ có ý nghĩa lớn lao đối với cậu ấy. Tôi đã đồng ý.
Trong quãng thời gian lái xe chín dặm đường đến nhà Matthew, tên cậu học sinh ấy, tôi đã biết được đôi điều về cậu. Cậu bị mắc bệnh teo cơ. Khi mới chào đời, các bác sĩ đã cho cha mẹ cậu biết rằng cậu sẽ không sống được đến 5 tuổi, sau đó họ lại bảo cậu chẳng được dự sinh nhật thứ mười. Giờ cậu bé đã 13 tuổi, và theo những gì tôi được nghe kể thì cậu quả là một người dũng cảm thật sự. Cậu bé muốn gặp tôi vì tôi là một lực sĩ cử tạ đạt huy chương vàng, tôi biết cách vượt qua những chướng ngại khó khăn, điều mà bao người mơ ước.
Tôi đã trò chuyện với Matthew hơn một tiếng đồng hồ. Chưa một lần nào cậu than thở về cảnh ngộ của mình. Cậu toàn nói về chiến thắng, sự thành công và việc thực hiện những giấc mơ của mình. Cậu không đề cập gì đến việc các bạn cùng lớp đã chế giễu cậu vì sự khác biệt của cậu; cậu chỉ nói về những hy vọng trong tương lai và mong rằng một ngày nào đó cậu muốn cử tạ cùng với tôi.
Khi chia tay cậu bé, tôi lấy trong cặp của mình chiếc huy chương vàng đầu tiên mà tôi đã giành được trong môn cử tạ rồi đeo vào cổ cậu bé. Tôi bảo cậu rằng cậu còn hơn cả một người chiến thắng và cậu hiểu về sự thành công cũng như biết cách vượt qua mọi trở ngại còn hơn cả tôi nữa. Cậu bé nhìn chiếc huy chương một lúc rồi trao lại cho tôi. Cậu nói:
- Rick ạ, anh là nhà vô địch. Anh đã giành được chiếc huy chương này. Một ngày nào đó, khi em tham dự Thế vận hội và giành huy chương vàng của em, em sẽ cho anh xem.
Mùa hè năm ngoái tôi nhận được thư của cha mẹ Matthew. Họ báo tin Matthew đã qua đời. Họ muốn tôi đọc lá thư mà cậu bé đã viết cho tôi cách đó vài ngày:
"Rick thân yêu!
Mẹ bảo em nên viết thư cám ơn anh về bức tranh tinh tế mà anh đã gỏi cho em. Em cũng muốn báo cho anh biết các bác sĩ bảo em chẳng còn sống được bao lâu nữa. Càng ngày em càng thấy khó thở và rất dễ mệt, nhưng em vẫn cố hết sức để mỉm cười. Em biết mình sẽ không bao giờ khỏe mạnh được như anh và chúng ta sẽ không bao giờ có thể cùng nhau nâng những quả tạ nữa.
Em mong muốn một ngày nào đó mình sẽ tham dự Thế vận hội và sẽ giành một chiếc huy chương vàng. Giờ thì em biết mình sẽ không bao giờ đạt được điều đó. Nhưng em biết em là một nhà vô địch, và có lẽ Thượng Đế cũng biết điều đó. Người biết em không phải là một kẻ chịu đầu hàng, và khi em lên Thiên đàng, Người sẽ trao cho em chiếc huy chương vàng của em. Khi nào anh đến đây, em sẽ cho anh xem nó.
Cám ơn vì tình Cảm ơn đã dành cho em.
Người em, người bạn của anh,
Matthew"