This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017
Người bán hàng thành công - Nguyên tắc thành công
Nguyên tắc 5: Người bán hàng thành công
Từ khi bạn thức dây cho đến khi bạn đi ngủ, bạn luôn phải thương lượng, giao tiếp, thuyết phục và tác động đến người khác, cố gắng làm cho họ đồng ý hợp tác với bạn để hoàn thành những việc bạn muốn. Vây nên mấu chốt ở đây không phải là bạn có thật sự làm nghề bán hàng hay không, mà là bạn có thông thạo các kỹ năng bán hàng không.
Tất cả những nhà quản trị hàng đầu đều là những người bán hàng tài ba. Và tất cả các nhân viên giỏi đều sử dụng các kỹ năng bán hàng để thuyết phục đồng nghiệp và cấp trên ủng hộ hay hợp tác với họ trong công việc. Nói chung, những người tỏ ra hiệu quả trong những lĩnh vực của cuộc sống mà đòi hỏi sự tham gia của người khác đều là những người bán hàng giỏi.
Đáng tiếc là trong thời gian qua, nghề bán hàng lại chịu một tiếng
xấu. Rất nhiều người, thâm chí cả những người trong lĩnh vực này, cảm thấy bán
hàng là một công việc tầm thường và không muốn thực hiện. Gần như không có
trường đại học nào có một khoa gọi là “khoa bán hàng”, trong khi trên thế giới
có hàng trăm triệu người sống bằng nghề bán hàng.
Người bán hàng là người làm nên sự thành công hay thất bại của tất cả các công ty, tất cả các ngành nghề. Họ là những người chủ chốt tạo ra nhu cầu đối với tất cả các sản phẩm, dịch vụ và tạo việc làm cho những người thuộc các ngành nghề khác.
Cơ sở giúp các nỗ lực bán hàng thành công là nguyên tắc phân tích kẽ
hở. Phân tích kẽ hở là việc xác định rõ ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có
thể mang đến lợi ích gì cho con người và sau đó tìm cách thể hiện điều đó một
cách thuyết phục.
Những người thuyết phục, giao tiếp và bán hàng giỏi nhất là những
người tập trung tìm ra kẽ hở và xác định độ lớn của nó. Sau đó, họ sẽ cố gắng
tìm cách nới rộng kẽ hở cho tới khi khách hàng tiềm năng ngày cảng cảm thấy bất
mãn với tình trạng hiện tại của mình và ngày cảng mong muốn đạt tới tình trạng
tốt hơn có được nhờ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng.
Lấy ví dụ, từ trước tới nay, tôi vẫn hài lòng với chiếc xe của mình.
Đó là một chiếc xe đẹp, đã được thanh toán hết và chạy cũng ổn. Thế nhưng có một
lần tôi mang nó đến cửa hàng để kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Nhân viên dịch
vụ, sau khi xem xét đã báo với tôi một sự thật buồn bã rằng chiếc xe không những
phải thay cả bốn lốp, mà còn phải thay cả bộ phanh, vô lăng và rất nhiều các thứ
khác. Cuối cùng, chi phí lên đến khoảng 3.000 USD.
Bạn có thể tưởng tượng tôi phản ứng thế nào. Tôi thật sực bị sốc.
Tôi không hề biết chiếc xe lại cần sửa nhiều đến thế. Rồi người bán hàng của họ
đến và chỉ cho tôi rằng chiếc xe của tôi sẽ bị giảm 2.000 USD về giá trị khi mẫu
xe mới ra đời trong vòng 60 ngày tới. Anh ta nói với tôi rằng tôi nếu tôi giữ
chiếc xe cũ và sửa chữa nó, tôi sẽ mất tổng cộng 5.000 USD giá trị chiếc xe mà
không tài nào gỡ lại được.
Như vây, chẳng bao lâu tôi đã đi từ cảm giác thỏa mãn với chiếc xe
của mình đến bất mãn, đến hết sức bất mãn và rồi rất muốn làm gì đó để thay đổi
tình trạng hiện tại. Người bán hàng tiếp tục nói rằng anh ta có thể coi chiếc xe
cũ của tôi như một khoản trả trước cho chiếc xe mới đắt tiền. Hiện tại, tôi sẽ
không phải mất xu nào, chỉ cần thanh toán trong vòng ba bốn, hoặc năm năm và mức
giá sẽ rất vừa phải. Đen đó, tôi không còn từ chối được nữa. Tôi đã từng hài
lòng với chiếc xe cũ, sau đó lại bất mãn với nó đến độ tôi đã mua một chiếc khác
mới tinh, sang trọng, đắt tiền và thật ngạc nhiên tôi đã lái chiếc xe mới ra về
một cách vui vẻ. Ở đây, người bán hàng đã áp dụng một vài điểm chính trong việc
phân tích kẽ hở đã nói ở trên. Và bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật tương tự để
khiến người khác hành động như bạn muốn.
Hãy nhớ rằng con người mua các giải pháp cho vấn đề của họ, chứ
không phải mua sản phẩm hay dịch vụ. Vây thì để bán được hàng, bạn phải là người
tìm ra vấn đề. Vấn đề của khách hàng cảng lớn thì bạn cảng dễ bán hàng. Một
trong những câu hỏi hiệu nghiệm nhất bạn có thể đưa ra cho khách hàng là:
“Ông/bà đang mất bao nhiêu tiền để giải quyết vấn đề?”. Hãy giúp khách hàng nhân
ra những chi phí rõ ràng, trực tiếp và cả những chi phí không rõ ràng, hay gián
tiếp.
Hãy hỏi khách hàng tiềm năng: “Vấn đề là gì? Vấn đề đó ảnh hưởng thế
nào đến ông/bà? Vấn đề đó còn ảnh hưởng thế nào đến công việc và cuộc sống riêng
tư của ông/bà?”.
Người bán hàng tài tình là người có thể tìm ra những kẽ hở nhỏ rồi
nới rộng nó ra. Họ có thể phát hiện ra những khó khăn, những bất mãn nhỏ trong
lòng khách hàng tiềm năng rồi, thông qua hỏi han và bình luân, nghiêm trọng hóa
chúng lên cho tới khi khách hàng mong muốn chấp nhân giải pháp họ đưa ra. Neu
bạn bán hàng cho các công ty, bạn phải tự hỏi người ra quyết định của công ty đó
muốn đạt được điều gì. Đâu là chênh lệch giữa tình trạng hiện tại và tình trạng
mong muốn? Người ra quyết định đó được ghi nhân như thế nào và vì
sao?.
Khi bạn tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng khách
hàng thường không nhân ra sự chênh lệch giữa tình trạng hiện tại và tình trạng
tiềm năng của họ. Vì vây họ thường nói những câu như: “Tôi không quan tâm”, “Tôi
không đủ tiền mua sản phẩm đó” hay “Chúng tôi rất hài lòng với tình trạng hiện
tại của mình”. Đây là những câu trả lời rất thông thường và tự nhiên. Không mấy
ai thích sự thay đổi. Vì thế, nhiệm vụ của bạn là mang đến cho khách hàng một
viễn cảnh của sự thỏa mãn to lớn nếu họ đồng ý thay đổi. Hầu hết các chương
trình quảng cáo đều cố gắng thể hiện cho mọi người thấy họ sẽ được lợi như thế
nào khi sử dụng một hàng hóa hay dịch vụ họ chưa từng sử dụng.
Việc phân tích kẽ hở phụ thuộc vào các câu hỏi phù hợp. Đó là những
câu hỏi tập trung phát hiện các vấn đề khó khăn của khách hàng tiềm năng. Thành
công trong bán hàng phụ thuộc trực tiếp vào khả năng sử dụng các kỹ năng đặt câu
hỏi, bởi vì người hỏi chính là người có quyền kiểm soát tình hình. Do đó, bạn
hãy cân nhắc lời lẽ câu hỏi của mình, viết đi viết lại và thực hành hỏi trước
khi gặp trực tiếp khách hàng.
Dưới đây là một số câu hỏi hiệu quả để phân tích kẽ hở.
Câu hỏi đầu tiên là câu hỏi áp dụng “kỹ thuật cây đũa thần”. Hãy
tưởng tượng bạn có một cây đũa thần và bạn có thể dùng nó để thay đổi tình trạng
của khách hàng. Bạn có thể hỏi: “Thưa ông/bà, nếu được chọn một tình huống hoàn
hảo, ông/bà muốn tình huống đó như thế nào?”. Sau đó, bạn hãy im lặng lắng nghe.
Khi khách hàng miêu tả tình huống hoàn hảo đó, bạn sẽ phát hiện ra kẽ hở mà bạn
có thể lấp đầy để tạo nên tình huống lý tưởng đó. Tiếp theo, bạn hãy giải thích
cho khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn có khả năng lấp đầy kẽ hở như thế
nào và bạn sẽ có cơ hội bán hàng rất lớn.
Những câu hỏi hiệu quả cũng có thể bắt đầu bằng từ “Sẽ thế nào,
nếu...?”. Ví dụ, bạn có thể hỏi, “Sẽ thế nào, nếu chúng tôi có thể đem lại hiệu
quả cho ông/bà; điều gì ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hiện tại của
ông/bà?”.
Để có sức thuyết phục khi bán hàng, bạn hãy sử dụng phương pháp phân
tích kẽ hở. Thay vì thao thao bất tuyệt về lý do tại sao bạn muốn họ mua hàng,
hãy hỏi những câu hỏi để tìm ra vấn đề, nhu cầu và bất mãn của họ. Hãy lắng nghe
chăm chú các câu trả lời và hỏi thêm các câu hỏi để tìm hiểu nhiều thông tin về
tình trạng hiện tại của họ. Hãy chú ý đưa ra những bình luân của bạn để cho họ
thấy bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ. Sau đó, hãy cố gắng
thuyết phục khách hàng bằng cách chỉ cho họ thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn tình
cờ lại là cách lý tưởng để giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của họ và giúp họ
đạt được mục đích.
Khi bạn chọn cách tiếp cận từ tốn này để khiến người khác làm điều
bạn muốn, họ sẽ mua hàng của bạn một cách thoải mái và họ sẽ giới thiệu bạn với
bạn bè của họ. Họ sẽ cảm thấy bạn đã giúp cải thiện cuộc sống của họ, chứ không
phải ép họ mua sản phẩm mà họ không muốn hoặc không cần.
Nguồn: Brian
Tracy
Trao quyền cho người khác - Nguyên tắc thành công
Nguyên tắc 4 : Trao quyền cho người khác
Khi bạn biết cách trao quyền cho người khác, thúc đẩy và tạo cảm hứng cho họ, họ sẽ muốn làm việc với bạn để giúp đỡ bạn đạt được những mục tiêu trong công việc của mình. Khả năng thu hút kiến thức, nhiệt huyết và năng lực của họ sẽ tạo sức mạnh cho bạn, làm đòn bẩy cho bạn, nhờ đó bạn hoàn thành được khối lượng công việc lớn hơn và trong thời gian ngắn hơn so với những người khác. Trao quyền nghĩa là “đưa quyền lực vào tay ai đó”, đồng thời có nghĩa là “thu hút sức lực và nhiệt huyết” từ họ. Vì vậy, bước đầu tiên trong việc trao quyền cho người khác là hạn chế làm những việc có thể tước quyền lực hoặc giảm bớt sức lực và nhiệt huyết của người khác đối với những việc họ làm.
Thông thường, có ba nhóm người bạn muốn và cần phải trao quyền. Trước hết, đó là những người gần gũi nhất với bạn: gia đình, bạn bè, vợ hoặc chồng và con cái bạn. Thứ hai là các mối quan hệ công việc như nhân viên, đồng nghiệp, người có vị trí tương đương, và có thể là cả cấp trên của bạn nữa. Thứ ba là những người bạn gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày như khách hàng, nhà cung ứng, ngân hàng, những người bạn gặp gỡ tại cửa hàng, nhà ăn, trên máy bay, trong khách sạn và những nơi khác.
Đối với những người thuộc nhóm đầu tiên, bạn có rất nhiều cách đơn
giản bạn có thể làm hàng ngày để trao quyền cho họ và làm cho họ thấy thỏa mãn
với chính bản thân họ.
Nhu cầu lớn nhất mà mọi người đều có là nhu cầu được tôn trọng. Đó
là cảm giác thấy mình quan trọng, được trân trọng và có giá trị. Mỗi việc bạn
làm trong các mối quan hệ với người khác đều ít nhiều ảnh hưởng tới lòng tự
trọng của họ. Bạn đã biết có thể làm để khiến những người xung quanh bạn cảm
thấy được tôn trọng và từ đó cảm thấy họ có quyền lực. Vì vậy hãy đối xử với
người khác theo cách bạn muốn bản thân mình được đối xử.
Có lẽ cách đơn giản nhất khiến người khác hài lòng với chính họ là
bạn phải luôn thể hiện sự biết ơn của bạn đối với những việc họ làm cho bạn, dù
là việc lớn hay nhỏ. Hãy thường xuyên nói lời cảm ơn. Hãy cảm ơn vợ/chồng của
bạn vì những gì cô ấy/anh ấy đã làm cho bạn. Hãy cảm ơn con cái của bạn vì chúng
đã giúp đỡ bạn làm việc nhà. Hãy cảm ơn bạn bè vì sự giúp đỡ dù nhỏ của họ. Bạn
cảng cảm ơn người khác nhiều, họ cảng muốn làm nhiều điều cho bạn.
Mỗi lần bạn cảm ơn người khác, bạn khiến họ hài lòng về bản thân họ
hơn. Bạn đã nâng cao tính tự tôn và hình ảnh của họ. Bạn khiến họ cảm thấy mình
thêm quan trọng, và những việc họ làm rất hữu ích và đáng được trân trọng. Và
điều kì diệu trong việc cảm ơn người khác là mỗi lần bạn nói từ “cảm ơn”, bạn
cũng thấy hài lòng về bản thân mình hơn. Bạn cảm thấy thoải mái trong tâm hồn,
thấy vui vẻ và thỏa mãn với bản thân và cuộc sống. Bạn thấy hết mình hơn và lạc
quan hơn với những gì bạn đang làm. Khi bạn tự xây dựng cho mình thái độ biết ơn
trong các mối quan hệ, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình được yêu mến và được giúp đỡ
trong mọi việc.
Cách thứ hai để khiến người khác cảm thấy họ quan trọng, có quyền
lực và nhiệt huyết, để nâng cao tính tự tôn của họ là thường xuyên đưa ra lời
tán dương và đồng tình. Các nhà tâm lý học đã thí nghiệm và kết luận rằng khi
trẻ em được những người chúng kính trọng khen tặng, mức năng lượng của chúng
tăng lên, nhịp tim và nhịp thở cũng tăng và hơn hết, chúng thấy hãnh diện hơn về
bản thân mình.
Có lẽ bài học đáng giá nhất mà Ken Blanchard để lại trong cuốn sách
The One Minute Manager (Nhà quàn lý một phút) là ý tưởng đưa ra những lời khen
chỉ trong vòng một phút, bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Nếu bạn đi xung quanh
ngôi nhà bạn sống, tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội với lời khen tặng và ủng
hộ chân thành, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mọi người yêu mến bạn nhiều hơn và sẵn
sàng giúp đỡ bạn đạt được mục đích của mình.
Có một quy luật tâm lý về sự có đi có lại, rằng “Nếu bạn khiến tôi
thấy hạnh phúc với bản thân mình, tôi cũng sẽ có cách khiến bạn thấy hạnh phúc
với chính bạn”. Nói cách khác, mọi người luôn cố gắng tìm cách đáp trà lòng tốt
bạn dành cho họ. Khi bạn tìm mọi cơ hội để nói hoặc làm những điều khiến người
khác hài lòng với chính họ, bạn sẽ kinh ngạc không chỉ vì bản thân bạn thấy hài
lòng, mà còn vì những điều tuyệt diệu đang xảy ra xung quanh bạn.
Cách thứ ba, rất đơn giản, để trao quyền cho người khác, xây dựng
lòng tự hào trong họ và khiến họ thấy mình quan trọng là chú ý đến những gì họ
nói. Hầu hết mọi người đều cố gắng để người khác nghe mình nói, song lại thiếu
kiên nhẫn khi người khác nói. Nhưng điều này không có lợi cho bạn chút nào. Hãy
nhớ rằng, hoạt động quan trọng duy nhất diễn ra thường xuyên phải là lắng nghe
người khác một cách chăm chú khi họ đang nói, đang thổ lộ bản thân
mình.
Như vậy, ba nguyên tắc chung khi trao quyền cho những người quanh
bạn chính là sự biết ơn, tán thành và chú ý. Hãy nói lời cảm ơn với người khác
trong mọi trường hợp, khen tặng họ vì thành tích họ đạt được, và thật chú ý khi
họ muốn nói chuyện hay giao tiếp với bạn. Ba cách xử sự này sẽ giúp bạn kiểm
soát được các mối quan hệ với người khác.
Tất nhiên, người khác có thể hợp tác với bạn nếu bạn đe dọa họ,
nhưng như thế bạn chỉ có được sự hợp tác tối thiểu, kết quà tối thiểu và sự hỗ
trợ tối thiểu. Để có thể thành công trong lĩnh vực của mình, bạn phải kêu gọi
được những động lực bên trong của người khác, những cảm xúc sâu sắc của
họ.
Điều gì thúc đẩy nhân viên làm việc? Động lực lớn nhất là sự rõ
ràng. Nhân viên phải biết chính xác anh ta phải làm gì, tại sao phải làm như vậy
và công việc đó có ý nghĩa gì trong toàn bộ hệ thống. Anh ta cần phải biết công
việc được đánh giá như thế nào và khi nào phải hoàn thành. Anh ta cần biết cần
phải có phẩm chất gì để làm được công việc đó và nỗ lực của mình ảnh hưởng như
thế nào đến công việc của những người khác. Các nhiệm vụ của công việc và trình
tự thực hiện chúng cảng rõ ràng, nhân viên cảng cảm thấy hài lòng và thoải mái
ngay từ khi bắt đầu thực hiện.
Mặt khác, điều khiến cho nhân viên nàn lòng là anh ta không biết
phải làm gì, anh ta thấy mơ hồ về nhiệm vụ của mình và không biết phải làm gì
trước. Bạn hãy dành nhiều thời gian trao đổi với nhân viên và khuyến khích họ
đưa ra phàn hồi và nhận xét về công việc, như thế họ sẽ cảm thấy mình quan trọng
và sẽ hoàn thành công việc tốt hơn. Từ chúng ta đang đề cập khi nói về sự trao
quyền trong công việc chính là từ “làm chủ.” Nhiệm vụ của bạn là phải chuyển
quyền làm chủ cho nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy họ được làm chủ công việc,
thấy được trách nhiệm phải hoàn thành tốt công việc nghĩa là anh ta đã thật sự
được trao quyền. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghệ thuật
quản lý.
Một động lực nữa trong công việc là sự quan tâm. Nhân viên đã phát
biểu rằng ông chủ tốt nhất của họ là người biết quan tâm đến mọi người như bạn
của mình. Các ông chủ này đã dành thời gian hỏi thăm về cuộc sống của nhân viên
và kiên nhẫn lắng nghe họ tâm sự về những khúc mắc, những khó khăn và tình trạng
cuộc sống gia đình của họ. Nhân viên cảng thấy cấp trên của mình quan tâm và tôn
trọng họ bao nhiêu, họ cảng thấy mình quan trọng và được khích lệ bấy
nhiêu.
Biểu hiện của việc không quan tâm là thiếu sự ghi nhận, thiếu tán
thành, thiếu khích lệ và thiếu chú ý tới cuộc sống của nhân viên.
Hãy nhớ rằng khoảng thời gian bạn dành để nói chuyện và lắng nghe
nhân viên là tín hiệu cho nhân viên thấy họ quan trọng như thế nào đối với bạn
và với công ty. Đây là lý do tại sao những ông chủ tốt luôn dành thời
gian đi dạo xung quanh và nói chuyện với nhân viên. Họ ăn trưa hay
uống cả phê cùng nhân viên. Họ khuyến khích các nhận xét, các cuộc thào luận cởi
mở và những bất đồng liên quan đến công việc. Họ tạo ra một môi trường, trong đó
nhân viên cảm thấy công việc là của họ và của công ty. Trong môi trường đó, nhân
viên thấy hài lòng với chính mình, mong muốn được làm việc và hoàn thành công
việc của mình.
Để trao quyền và tạo động lực cho nhóm người thứ ba, những người
xung quanh bạn như khách hàng, nhà cung ứng, ngân hàng vân vân, bạn cũng chỉ cần
thực hành những gì chúng ta đã nói ở trên. Điều quan trọng nhất là bạn phải
thành thật, lạc quan và vui vẻ. Bạn phải có thái độ tích cực, dễ gần, ân cần,
thân thiện, kiên nhẫn, dễ tha thứ và cởi mở. Bạn phải khiến người khác thấy
thoải mái khi ở bên bạn.
Hãy nhớ rằng mọi người đều có cảm xúc. Mọi việc họ làm, hay không
làm, đều bắt nguồn từ cảm xúc của họ. Nhiệm vụ của bạn là gợi lên những cảm xúc
tích cực của họ, khiến họ hài lòng với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn và làm vui lòng
bạn.
Ví dụ, mỗi khi bạn vào một nhà hàng đông đúc hay ở trên máy bay, hay
vào một quầy tiếp tân bận rộn trong khách sạn, thay vì khó chịu vì phải chờ đến
lượt mình, bạn hãy thử hỏi han một chút. Ví dụ, khi vào một nhà hàng đông khách,
bạn có thể hỏi người bồi bản tên của anh ấy/cô ấy. Sau đó, bạn gọi họ bằng tên
và nói với vẻ thông cảm: “Hôm nay anh/chị thật vất và”. Như thế, người bồi bản
sẽ đặc biệt chú ý đến bạn. Vì sao? Vì bạn đã thông cảm với hoàn cảnh của họ,
thay vì chờ đợi họ thông cảm với mình. Hãy thử làm việc này với tất cả mọi người
tại nơi làm việc của bạn. Hãy quan sát tình hình của họ và xem họ đang làm việc
vất và thế nào, đang gặp khó khăn gì, đang bận rộn ra sao...
Trong cuộc sống, bạn luôn có những lựa chọn. Bạn có thể chọn tự mình
làm mọi việc, hoặc nhờ người khác giúp bạn một số việc. Để đạt được thành công
nhất, bạn phải đóng góp nhiều sức lực nhất có thể. Bạn phải tập trung sức lực
vào làm một công việc cụ thể nào đó để đạt được những tiến bộ mong muốn. Nhưng
để bạn có thể tập trung vào công việc, bạn phải có người khác giúp bạn làm những
công việc còn lại.
Một số người không làm quàn lý cho rằng vấn đề giao việc cho nhân
viên không liên quan đến họ. Nhưng khi bạn nhờ con bạn mang hộ tờ báo, nghĩa là
bạn đang giao việc. Khi bạn ăn trưa tại nhà hàng, thay vì tự nấu nướng, bạn cũng
đang giao việc. Như vậy, bạn ở trong một quá trình giao việc liên tục từ buổi
sáng thức dậy đến khi bạn đi ngủ. Vấn đề là bạn làm việc đó như thế nào mà
thôi.
Nguồn: Brian
Tracy
Nuôi dưỡng lòng tự trọng - Nguyên tắc thành công
Nguyên tắc 3 : Nuôi dưỡng lòng tự trọng.
Tất cả những gì bạn làm, bạn nói hay suy nghĩ đều ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn. Chính vì thế, việc của bạn là phải luôn nuôi dưỡng lòng tự trọng. Có lẽ định nghĩa chính xác nhất về lòng tự trọng là “Mức độ mà bạn tôn trọng và tự đánh giá chính mình như một người có tầm quan trọng và hữu ích”. Những người có lòng tự trọng cao thường cảm thấy tự hào về bản thân mình cũng như cuộc sống của họ. Mức độ tự trọng của bạn như thế nào cũng phàn ánh tinh thần, trạng thái của bạn. Đó chính là thước đo sự quà cảm, tính kiên cường của bạn và việc bạn sẽ đối phó như thế nào trước những biến cố không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Lòng tự trọng còn cho thấy bạn đạt được trạng thái bình yên đến đâu, cũng như bạn cảm thấy hài lòng với chính mình như thế nào.
Tôi đã phát triển một công thức đơn giản chứa đựng tất cả những nhân tố cơ bản để xây dựng lòng tự trọng. Công thức này gồm có sáu yếu tố cơ bản. Đó là: các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn, những kinh nghiệm thành công, sự so sánh với người khác, sự chứng nhận, và các phần thưởng. Chúng ta hãy xem xét từng yếu tố một.
Việc bạn yêu thích và tôn trọng bản thân đến đâu luôn chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ những mục tiêu của bạn. Chính việc bạn đặt ra những mục tiêu cao và
đầy thử thách cho chính mình và lập các kế hoạch hành động chi tiết trên giấy để
thực hiện các mục tiêu đó sẽ thật sự làm cho lòng tự trọng của bạn tăng lên. Và
điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn về bản thân.
Lòng tự trọng là một điều kiện mà bạn phải có khi bạn từng bước hoàn
thành một việc gì đó quan trọng đối với bạn. Chính vì lẽ đó, vấn đề mấu chốt ở
đây là bạn phải có những mục tiêu rõ ràng cho từng hành động của mình và phải
theo đuổi liên tục để đạt được những mục tiêu đó. Mỗi lần bạn đạt một tiến bộ,
lòng tự trọng của bạn lại được nâng lên và điều này khiến bạn cảm thấy tự tin
hơn và làm việc có hiệu quà hơn trong tất cả mọi việc mà bạn sẽ làm sau
đó.
Yếutố thứ hai trong việc xây dựng lòng tự trọng là có được những
tiêu chuẩn và giá trị rõ ràng - những tiêu chuẩn mà bạn cam kết thực hiện. Người
có lòng tự trọng cao biết rất rõ về những gì mình tin tưởng. Những giá trị và lý
tưởng của bạn cảng cao, cuộc sống của bạn cảng hướng gần hơn đến những giá trị
và lý tưởngđó. Và vì thế, bạn sẽ cảm thấy yêu quý và tôn trọng bản thân mình
hơn, nhờ đó lòng tự trọng của bạn lại được nâng cao hơn.
Lòng tự trọng chỉ được duy trì nếu những mục tiêu và những giá trị
của bạn tương xứng với nhau. Phần lớn những sức ép mà nhiều người trài qua chính
là do họ tin tưởng vào một điều, nhưng lại nỗ lực làm một điều khác. Nếu những
mục tiêu và những giá trị của bạn hòa hợp với nhau, mọi chuyện sẽ khác hẳn. Bạn
sẽ cảm thấy mình tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh như thế nào. Và đó mới chính
là lúc bạn đạt được những tiến bộ thực sự.
Nhiều người nói với tôi rằng họ không hài lòng với công việc của
mình và dường như họ không thể thành công cho dù họ đã hết sức cố gắng. Tôi hỏi
liệu đó có phải là những việc mà họ thật sự quan tâm và tin tưởng hay chưa. Kết
quà là rất nhiều người nhận ra rằng họ không hài lòng với công việc của mình chỉ
bởi vì đó không phải là công việc dành cho họ. Một khi họ thay đổi và bắt đầu
một công việc khác mà họ thật sự yêu thích, tin tưởng, họ bắt đầu đạt được những
tiến bộ rõ rệt và cảm thấy hài lòng với công việc của mình.
Yếu tố thứ ba trong việc xây dựng lòng tự trọng chính là có được
nhiều kinh nghiệm thành công. Một khi bạn đã đặt ra mục đích và các tiêu chuẩn
cho mình, thì việc có thể đo lường được chúng là điều quan trọng. Như thế, bạn
mới có thể tích lũy được những thành công của mình, cả thành công nhỏ lẫn thành
công lớn. Chính việc bạn đặt ra các mục tiêu, chia nhỏ chúng thành những công
việc khác nhau, và tiếp đó là hoàn thành từng công việc một, sẽ khiến bạn cảm
thấy mình như một người chiến thắng. Song cũng cần nhớ rằng bạn không thể đạt
được một mục tiêu mà ngay chính bạn cũng không thể hình dung nổi. Bạn không thể
trở thành một người chiến thắng, nếu bạn không đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng
mà bạn sẽ dựa vào đó để đánh giá thành công của mình.
Giả sử bạn có mục tiêu chính là phải có được một con số doanh thu
nhất định trong thời gian một năm. Nếu bạn chia nhỏ ra thành các mục tiêu theo
từng tháng hoặc từng tuần, thì ngay khi đạt được mục tiêu đầu tiên, bạn sẽ cảm
thấy bản thân mình tuyệt vời như thế nào. Và khi bạn đạt được thêm một mục tiêu,
khả năng làm việc của bạn cũng tăng lên. Nhờ đó, bạn cảm thấy tự tin và nhiệt
tình hơn cho những lần thử thách tới.
Yếu tố thứ tư của lòng tự trọng là việc so sánh với những người
khác. Để đánh giá chất lượng công việc của mình, bạn không nên so sánh với những
tiêu chuẩn trừu tượng, mà hãy so sánh với những người mà bạn biết. Để có được
cảm giác của người chiến thắng, bạn phải biết chắc rằng bạn đang làm tốt như một
số người nào đó, hay thậm chí là tốt hơn họ. Lúc đó, cảm giác của người chiến
thắng cảng vẻ vang hơn, và lòng tự trọng của bạn cũng sẽ tăng lên.
Những người thành công luôn so sánh mình với những người thành công
khác. Họ tìm hiểu về những người đó, học hỏi kinh nghiệm từ họ và nỗ lực để vượt
qua những con người đó, dần dần từng bước một. Cuối cùng, những người thành công
đạt đến mục đích khi họ chỉ còn cạnh tranh với chính bản thân mình và với những
thành công trong quá khứ của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ có được sau khi họ đã
lên đến đỉnh cao và bỏ lại sau lưng những đối thủ khác.
Yếu tố tiếp theo là sự ghi nhận những thành quà của bạn từ những
người bạn tôn trọng. Để có được cảm giác hài lòng về bản thân mình, bạn cần được
những người khác ghi nhận. Bất kỳ lúc nào bạn nhận được lời khen ngợi từ những
người mà bạn ngưỡng mộ và khâm phục, lòng tự trọng của bạn sẽ tăng lên, cùng với
lòng nhiệt huyết và sự náo nức để làm công việc đó tốt hơn nữa.
Yếu tố cuối cùng để xây dựng lòng tự trọng chính là những phần
thưởng xứng đáng với những thành quà của bạn. Có thể đó là những phần thưởng có
giá trị tài chính hay bất kỳ phần thưởng nào, như văn phòng lớn hơn, xe hơn đắt
tiền hơn, hay thậm chí là những kỷ niệm chương hay tờ giấy khen vì những thành
tích xuất sắc... Bất luận là thứ gì, những phần thưởng đó đều có tác động nhất
định làm tăng thêm lòng tự trọng của bạn. Và đôi khi chính bạn cũng không thể
tin được chúng đã khiến cho bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình như thế
nào.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nhận được một phần thưởng nào,
bạn hãy tự thưởng cho chính mình. Chẳng hạn, những người làm công việc điều tra
khách hàng qua điện thoại thường tự thưởng cho mình một tách cả phê sau khi họ
gọi được 10 cuộc điện thoại. Sau 25 cuộc, họ sẽ cho phép mình đi dạo quanh tòa
nhà làm việc. Và sau 50 cuộc gọi, họ sẽ ra ngoài để ăn trưa. Chính những phần
thưởng như thế là động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn và phần thưởng cao nhất
dành cho bạn là sự thành công.
Nguồn: Brian
Tracy
Hành xử với lòng tự trọng - Nguyên tắc thành công
Nguyên tắc 2 :Hành xử với lòng tự trọng.
Tự trọng là một giá trị, giống như sự kiên định, lòng can đảm và sự cần cù. Hơn thế, tự trọng còn là giá trị đảm bảo cho tất cà các giá trị khác. Bạn trở thành người tốt đến mức nào còn tuỳ thuộc vào mức độ bạn sống nhất quán với những giá trị mà bạn theo đuổi. Tự trọng là cơ sở của nhân cách. Và phát triển nhân cách là một trong những công việc quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Xây dựng nhân cách nghĩa tự quy định mình phải làm ngày càng nhiều những điều mà một người trung thực sẽ làm dù trong bất cứ hoàn cành nào. Trước khi có thể trung thực với người khác, trước hết bạn phải trung thực với chính mình, thành thật với chính mình. Có lẽ nguyên tắc sống quan trọng mà bạn cần nắm vững là cuộc sống của bạn chỉ trở nên tốt đẹp hơn, khi chính bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy tự hỏi mình: 5 giá trị nào là quan trọng nhất đối với bạn? Câu
trà lời sẽ tiết lộ rất nhiều về con người bạn. Bạn sẽ sống vì điều gì, hi sinh
vì điều gì, chịu đựng vì điều gì và thậm chí chết vì điều gì? Bạn sẵn sàng đứng
lên đấu tranh vì điều gì, hay sẽ không đấu tranh điều gì? Bạn coi trọng giá trị
nào nhất? Hãy suy nghĩ cẩn thận và thấu đáo về cầu hỏi này và nếu có thể, hãy
viết ra câu trả lời của bạn.
Bạn cũng có thể đưa ra câu hỏi này. Ai, còn sống hay đã chết, là
người mà bạn ngưỡng mộ nhất? Sau khi bạn đã chọn được ba hay bốn người, câu hỏi
tiếp theo là: Tại sao bạn ngưỡng mộ họ? Giá trị, phẩm chất hay đức hạnh nào ở họ
làm bạn kính trọng? Bạn có thể miêu tà những phẩm chất đó không? Phẩm chất nào
của con người nói chung làm bạn kính trọng nhất? Đây chính là căn cứ khởi đầu để
bạn quyết định những giá trị của mình. Câu trà lời cho những câu hỏi trên chính
là nền tàng cho cá tính và nhân cách của bạn.
Sau khi đã quyết định năm giá trị quan trọng nhất cho mình, bạn nên
sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng. Giá trị quan trọng nhất đối với bạn là gì?
Giá trị nào quan trọng thứ hai, thứ ba và kế tiếp? Hãy sắp xếp các giá trị đó
một cách hợp lý và nhanh nhất để khám phá ra tính cách của bạn.
Hãy nhớ rằng giá trị nào ở trên trong bàng xếp hạng sẽ là giá trị
quan trọng hơn. Bất cứ khi nào bạn buộc phải lựa chọn hành động theo một giá trị
nào đó, bạn sẽ luôn chọn hành động theo giá trị ở vị trí cao nhất trong tháp giá
trị của bạn. Việc bạn thật sự là ai sẽ được trà lời thông qua những gì bạn làm
hàng ngày, nhất là khi bạn bị đẩy đến hoàn cành phải lựa chọn giữa hai giá trị
hoặc hai con đường.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong mọi lĩnh vực, lòng tự trọng, hay
nói cách khác là sự tuân theo các giá trị của một người, luôn được đặt cao hơn
các giá trị khác. Khi quyết định mua hàng của ai, khách hàng đều cho rằng sự
trung thực của người bán hàng là tiêu chí số một và quan trọng nhất. Ngay cà khi
khách hàng biết chất lượng sàn phẩm của người bán hàng này tốt hơn và giá cả
phải chăng hơn, họ cũng sẽ không mua hàng của anh ta nếu họ thấy anh ta không
trung thực và tốt bụng.
Tự trọng cũng là phẩm chất hàng đầu của người lãnh đạo. Tự trọng
trong lãnh đạo được thể hiện trong sự kiên trì và nhất quán, trong nỗ lực giữ
lời hứa của mình. Chất kết dính tạo nên các mối quan hệ, bao gồm cà mối quan hệ
lãnh đạo - nhân viên, chính là niềm tin. Và niềm tin lại dựa trên lòng tự
trọng.
Lòng tự trọng quan trọng đến độ xã hội của chúng ta sẽ không thể tồn
tại nếu thiếu nó. Chúng ta không thể thực hiện một vụ mua bán đơn giàn nhất, nếu
chúng ta không tin chắc rằng giá cà của món hàng là trung thực và sự trao đổi là
trung thực. Những cá nhân và tổ chức thành công luôn là những người có lòng tự
trọng trong mắt đối tác của họ. Tự trọng đã xây dựng niềm tin trong lòng các đối
tác và giúp họ hoạt động thành công hơn những đối thủ không mấy được tin tưởng
của họ.
Người ta nói: “Nếu lòng trung thực không tự tồn tại, nó phải được
tạo ra, vì đó là cách tốt nhất để làm giàu”. Một nghiên cứu tại trường Đại học
Havard cũng kết luận rằng tài sàn quý giá nhất của một công ty chính là hình ảnh
của họ - hay nói cách khác là uy tín của công ty đó đối với khách hàng. Từ đó có
thể suy luận rằng tài sàn cá nhân lớn nhất của bạn là hình ảnh của bạn trong mắt
khách hàng. Uy tín cá nhân của bạn được thể hiện ở khả năng giữ lời hứa và thực
hiện những cam kết.
Bạn có thể làm rất nhiều điều để nhanh chóng trở thành người người
tự trọng. Thứ nhất, như trên đã nói, là xác định năm giá trị quan trọng nhất
trong cuộc sống của bạn và sắp xếp chúng theo thứ tự. Sau đó, viết mộtđoạn văn
ngắn chỉ ra ý nghĩa của các giá trị đó đối với bạn. Mỗi giá trị phải kèm theo
một định nghĩa để tạo thành một nguyên tắc chủ chốt, hay kim chỉ nam cho các
quyết định của bạn.
Bước thứ hai là học hỏi các nhân cách lớn. Hãy tìm hiểu cuộc sống và
các câu chuyện về những con người như George Washington, Abraham Lincoln,
Winston Churchill, Florence Nightingale, Susan B. Anthony... Hãy tìm hiểu những
người đã thay đổi thế giới bằng sức mạnh của nhân cách. Khi bạn đọc về họ, hãy
thử tưởng tượng xem họ sẽ xử sự thế nào nếu họ gặp những khó khăn như của bạn.
Hãy chọn những người bạn ngưỡng mộ vì sự dũng cảm, tính kiên trì, tính trung
thực và sự khôn thái của họ. Bạn sẽ tìm được những chỉ dẫn có thể giúp bạn trở
thành một người thông thái.
Bước thứ ba và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng tính chính
trực là việc hình thành quan điểm của bạn. Chúng ta đều biết rằng chúng ta cảm
thấy thế nào, chúng ta sẽ hành động thế ấy. Ví dụ, nếu bạn vui, bạn sẽ hành động
một cách vui vẻ. Nếu bạn tức giận, bạn sẽ hành động một cách tức giận. Còn nếu
bạn thấy can đàm, bạn sẽ hành động một cách can đàm. Nhưng chúng ta cũng biết
rằng không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy như chúng ta muốn. Tuy nhiên, nếu
bạn hành động như thể bạn có một cảm xúc nào đó, hành động đó sẽ tạo ra một cảm
xúc phù hợp với nó. Thực tế là bạn có thể chuyển hành động thành cảm xúc. Bạn có
thể “giả vờ như vậy cho tới khi bạn thật sự đang hành động như vậy”.
Bạn có thể trở thành con người tiến bộ bằng cách cố tình hành động y
hệt người mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn xử sự như người chính trực, dũng cảm, quyết
đoán, kiên định và có nhân cách, bạn sẽ tạo ra trong não bạn một khuôn khổ và
thói quen của người đó. Hành động của bạn sẽ trở thành con người thật của bạn.
Và bạn sẽ tạo ra một tính cách giống như bạn mong đợi.
Nguồn: Brian
Tracy
Một cuộc sống cân bằng - Nguyên tắc thành công
Nguyên tắc 1 : Một cuộc sống cân bằng.
Theo nhà tâm lý học Sidney Jourard, 85% hạnh phúc trong cuộc sống
bắt nguồn từ những mối quan hệ cá nhân. Sự giao lưu và thời gian bạn dành cho
những người bạn quan tâm là cội rễ của niềm vui, cảm giác hứng thú và thoả mãn
mà bạn có được hàng ngày. 15% còn lại của hạnh phúc là kết quả của những thành
tích mà bạn đạt được. Tiếc rằng nhiều người đã không nhận thức được điều đó. Họ
xem nhẹ những mối quan hệ của mình, nguồn gốc chính của hạnh phúc, để cố gắng
đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự nghiệp của một
người, cho dù là ở đỉnh cao, cũng chỉ có thể là một cái cớ nhỏ tạm thời của niềm
hạnh phúc sâu xa và sự toại nguyện mà con người mong muốn.
Không có câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi:''Làm thế nào để cân bằng
cuộc sống của chúng ta?''
Nhưng có một vài ý tưởng có thể giúp bạn làm được
nhiều hơn nữa trong những lĩnh vực quan trọng đối với bạn. Những ý tưởng này
thường đòi hỏi sự thay đối và sự cách tân trong lối tư duy, cũng như cách bạn sử
dụng thời gian của mình, tuy nhiên điều đó là hoàn toàn xứng đáng. Bạn sẽ nhận
ra rằng, thông qua việc tái tố chức cuộc sống theo những cách khác nhau, bạn có
thể tạo ra một cuộc sống với chất lượng cao nhất và ngày càng được thoả mãn. Và
đây chính là "ngôi sao dẫn đường" của bạn.
Người Hy Lạp cố xưa có hai câu nói nối tiếng:''Hãy tự biết mình? Mọi
thứ đều phải điều độ?''
Khi được đặt cùng với nhau, hai câu này tạo thành một điểm xuất phát
tốt để đạt được sự cân bằng mà bạn tìm kiếm. Tự nhận thức về bản thân là một đòi
hỏi quan trọng để bạn suy nghĩ về giá trị thực sự của bản thân trong cuộc sống.
Tất cả những lựa chọn và thoả hiệp đều dựa trên những giá trị của bạn, còn sự
căng thẳng và nỗi bất hạnh luôn bắt nguồn từ việc bạn tin tưởng và đặt giá trị
vào một điều, và sau đó, lại phát hiện ra mình đang làm một điều khác. Chỉ khi
nào những giá trị và hành động của bạn hoà quyện với nhau, bạn mới cảm thấy hạnh
phúc và thanh thản với chính bản thân mình.
Vì vậy, ý thức về bản thân nghĩa là bạn biết giá trị thật sự của
mình, nhận thức được điều gì là thật sự quan trọng đối với bạn. Mọt người khôn
ngoan biết quyết định cái gì là đúng, trước khi quyết định cái gì có thể. Anh ta
tố chức cuộc sống của mình để chắc chắn rằng mọi điều anh ta đang làm đều nhất
quán với giá trị cốt lõi của bản thân. Thay đối vì chính bản thân mình mới là
điều cần thiết, chứ không phải là thay đối mình vì những đòi hỏi của thế giới
bên ngoài.
Câu nói thứ hai "Mọi thứ đều phải điều độ" là lời kêu gọi quan trọng
cho một sự nghiệp thành công. Tuy nhiên, bạn biết rằng bạn không thể thành công
thật sự, nếu bạn chỉ trông chờ vào sự điều độ trong lĩnh vực đó. Chuyên gia
trong lĩnh vực quản lý Peter Drucker đã từng viết: "Bất cứ ở đâu bạn nhìn thấy
một công việc đã được hoàn thành, bạn đều nhận thấy có một tư tưởng hướng về một
mục tiêu duy nhất". Sự chuyên tâm vào một mục tiêu hoặc một mục đích là điều
kiện tiên quyết để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào trong một xã hội cạnh
tranh.
Vậy thì đâu là giải pháp? Trong nhiều năm, tôi đã làm việc với hàng
chục ngàn người, những người đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để đấu tranh
cho sự cân bằng trong cuộc sống của họ. Tôi đã phát hiện ra một công thức rất
đơn giản. Nó đơn giản bởi vì bạn có thể hiểu được nó dễ dàng, thế nhưng bạn lại
cần có một ý thức tự giác mạnh mẽ và kiên trì để thực hiện nó trong suốt cuộc
đời.
Công thức này chỉ xoay quanh một khái niệm về quản lý thời gian, hay
bạn có thể gọi cách khác là quản lý cuộc sống. Quản lý thời gian thật sự là một
dạng của quản lý cá nhân, khi bạn sử dụng 24 tiếng đồng hồ theo cách để chúng có
thể đem lại cho bạn niềm hạnh phúc và sự mãn nguyện tối đa.
Chìa khoá để quản lý thời gian, sau khi bạn đã xác định được những
giá trị của mình và những mục tiêu nằm trong sự hài hoà với những giá trị đó, là
thiết lập thứ tự ưu tiên và cả không ưu tiên. Tầm quan trọng của việc thiết lập
sự ưu tiên là quá rõ ràng. Bạn phải lập danh sách của tất cả những việc bạn có
thể làm, rồi lựa chọn từ danh sách đó những điều quan trọng nhất đối với bạn
trên cơ sở tất cả những điều bạn ý thức được về bản thân, về những người xung
quanh và về trách nhiệm của bạn.
Việc xác định những việc không ưu tiên -
quyết định việc gì nên dừng lại để bạn có đủ thời gian bắt đầu một công việc mới
- lại thường bị bỏ qua.
Sự thiếu hụt lớn nhất của chúng ta hiện nay chính là sự thiếu hụt về
thời gian. Chúng ta đang lâm vào một trạng thái mà chúng ta gọi là "nghèo thời
gian". Dù sống ở đâu, người ta cũng đều cảm thấy rằng thách thức lớn nhất của họ
là họ không có đủ thời gian để làm tất cả những công việc họ phải làm hoặc muốn
làm. Con người ngày nay phải chịu áp lực từ tất cả các phía và đang ở trong
trạng thái căng thẳng quá mức. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi và không đủ khả năng để
hoàn thành những trách nhiệm mà họ phải gánh vác.
Điểm bắt đầu để làm nhẹ bớt sự thiếu hụt thời gian này là dừng lại
và suy nghĩ. Hầu hết mọi người
quá bận rộn chạy tới chạy lui đến nỗi họ hiếm khi dành thời gian suy
nghĩ một cách nghiêm túc về
việc họ là ai và tại sao lại làm những việc mà họ đang làm. Họ gây
ra những hành động điên rồ, thay vì phân tích một cách hợp lý và khoa học. Họ
nhắm mắt leo lên những nấc thang thành công đến nỗi đánh mất đi cả ý thức về một
thực tế rằng có thể cái thang đó không dựng bên cạnh toà nhà mà họ muốn
lên.
Tôi đã khám phá ra rằng bí quyết để thành công trong một xã hội bận
rộn là dành thời gian của
bạn cho chỉ hai lĩnh vực trọng yếu - gia đình và công việc của bạn -
như tôi đã làm như vậy trong nhiều năm. Bạn cần phải đặt nhu cầu của gia đình
bạn lên trên hết, sau đó sắp xếp thời gian làm việc sao cho bạn có thể thoả mãn
những nhu cầu cơ bản đó. Bên cạnh đó, khi làm việc, bạn phải
tập trung cao độ vào công việc mà bạn đang làm.
Hầu hết chúng ta đều là những người phí phạm thời gian. Chúng ta phí
phạm thời gian của mình, và cả thời gian của người khác nữa. Để thành công và
hạnh phúc, bạn phải tự giác làm việc trong
khoảng thời gian dành cho công việc của bạn. Những nhân viên trung
bình chỉ làm việc với 50% khả năng. 80% lực lượng lao động ngày nay đang làm
những công việc không cần đến toàn bộ năng lực của họ. Chỉ 5% nhân công được
điều tra gần đây mới cảm thấy rằng họ đang làm việc nhiều hơn so với khả năng
của họ. Nhưng điều này không phải dành cho bạn. Bạn cần phải kiên quyết làm việc
trong toàn bộ thời gian làm việc của mình. Bạn phải quyết định thời điểm bạn bắt
đầu vào buổi sáng cho đến thời điểm kết thúc vào buổi tối, bạn sẽ làm việc 100%
thời gian. Thậm chí, nếu không có ai giám sát bạn làm việc, bạn cũng phải coi
như là mọi người đang nhìn bạn. Trong công ty, mọi người biết ai đang làm việc,
ai không. Nghĩa vụ của bạn là phải làm việc trong thời gian làm việc. Nếu một
người nào đó đi ngang qua và muốn tán gẫu, đơn giản bạn chỉ cười với họ và nói:
"Chúng ta nói chuyện sau được không?". Hãy nói với họ bạn phải làm
việc.
Bạn nên lập ra một danh sách các công
việc cần làm và thực hiện theo danh sách đó mỗi ngày.
Hãy viết ra mọi ý tưởng xuất hiện trong
đầu và bố sung vào bản danh sách đó. Đặt mọi việc theo thứ tự thời gian ưu tiên,
và chắc chắn rằng bạn đang làm những việc quan trọng cho công ty của bạn. Kiên
quyết từ chối tham gia vào những trò tiêu khiển làm phí phạm thời gian của những
người xung quanh bạn. Hãy làm việc trong toàn bộ thời gian làm việc của
bạn.
Hãy nhớ rằng để thành công, bạn phải
trở thành người chuyên tâm đối với một mục tiêu. Điều này luôn đúng trong xã hội
cạnh tranh của chúng ta. Để thành công trong nghề nghiệp, bạn phải làm việc
nhanh, hiệu quả và liên tục trong suốt thời gian bạn ở nhiệm sở. Bạn phải trở
thành một chuyên gia quản lý thời gian. Bạn phải trở nên có năng lực và hiệu quả
để có thể làm việc nhiều gấp hai lần so với bất kỳ người nào khác. Theo cách
này, bạn sẽ phát triển nghề nghiệp của mình với một tốc độ nhanh nhất có thể, và
bạn cũng sẽ điều khiển được công việc của mình trong hầu hết thời gian. Khi đó,
việc mang nhiệm vụ dở dang về nhà làm thêm vào buổi tối hay những ngày cuối tuần
sẽ không còn nữa.
Sau khi đã hoàn thành xong công việc,
bạn có thể hướng toàn bộ mối quan tâm của mình vào gia
đình và những người thân của bạn. Kinh
Thánh đã viết: "Một người hay dao động sẽ không kiên định trong bất cứ việc gì
mà anh ta làm". Một trong những ý nghĩa của câu nói này là nếu bạn suy nghĩ về
công việc trong khi bạn đang ở bên cạnh gia đình, hoặc bạn nghĩ về gia đình khi
bạn đang
làm việc, bạn sẽ không đạt được gì
trong cả hai lĩnh vực đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc một cách chuyên tâm, khi
trở về nhà, bạn sẽ có thể dành trọn tâm trí cho các mối quan hệ gia
đình.
Điều cốt yếu là hãy học cách sử dụng
thời gian tốt hơn. Bạn không thể có nhiều giờ, nhưng bạn có thể đặt nhiều nỗ lực
hơn trong những giờ đó. Hãy bớt xem TV và dành thời gian cho những thành viên
trong gia đình. Đừng bao giờ đọc báo hoặc sách khi một thành viên muốn nói
chuyện với bạn. Hãy tập trung chú ý vào những người thân - những người quan
trọng nhất trong đời bạn. Tất cả mọi thứ khác đều có thể đợi.
Trong khi cân nhắc giữa công việc và
gia đình, bạn hãy thường xuyên tự đặt câu hỏi: "Sử dụng thời
gian của mình vào việc gì là thích hợp
nhất?". Hãy cân nhắc xem liệu những điều mình đang làm hiện nay có ý nghĩa gì
trong một tuần hay một năm tới không. Đừng quá bận tâm với những điều nhỏ nhặt
và không thật sự quan trọng.
Bạn không cần phải là một "siêu nhân"
mới có thể cân bằng giữa những đòi hỏi của công việc và
ước muốn của gia đình. Tuy nhiên, bạn
phải thận trọng hơn, phải là người lên kế hoạch xuất sắc hơn, phải sử dụng thời
gian của mình một cách hợp lý hơn, và tiếp tục suy nghĩ về những giải pháp để
nâng cao chất lượng cuộc sống của mình trong cả hai lĩnh vực. Nếu bạn xem điều
này như một mục tiêu và kiên trì làm việc hướng theo mục tiêu đó mỗi ngày, dần
dần bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, và là một người hạnh phúc hơn. Đó mới là điều
quan trọng hơn tất thảy.
Nguồn: Brian
Tracy
Bạn nên lập ra một danh sách các công việc cần làm và thực hiện theo danh sách đó mỗi ngày.
Hãy viết ra mọi ý tưởng xuất hiện trong đầu và bố sung vào bản danh sách đó. Đặt mọi việc theo thứ tự thời gian ưu tiên, và chắc chắn rằng bạn đang làm những việc quan trọng cho công ty của bạn. Kiên quyết từ chối tham gia vào những trò tiêu khiển làm phí phạm thời gian của những người xung quanh bạn. Hãy làm việc trong toàn bộ thời gian làm việc của bạn.
Hãy nhớ rằng để thành công, bạn phải trở thành người chuyên tâm đối với một mục tiêu. Điều này luôn đúng trong xã hội cạnh tranh của chúng ta. Để thành công trong nghề nghiệp, bạn phải làm việc nhanh, hiệu quả và liên tục trong suốt thời gian bạn ở nhiệm sở. Bạn phải trở thành một chuyên gia quản lý thời gian. Bạn phải trở nên có năng lực và hiệu quả để có thể làm việc nhiều gấp hai lần so với bất kỳ người nào khác. Theo cách này, bạn sẽ phát triển nghề nghiệp của mình với một tốc độ nhanh nhất có thể, và bạn cũng sẽ điều khiển được công việc của mình trong hầu hết thời gian. Khi đó, việc mang nhiệm vụ dở dang về nhà làm thêm vào buổi tối hay những ngày cuối tuần sẽ không còn nữa.
Sau khi đã hoàn thành xong công việc, bạn có thể hướng toàn bộ mối quan tâm của mình vào gia
đình và những người thân của bạn. Kinh Thánh đã viết: "Một người hay dao động sẽ không kiên định trong bất cứ việc gì mà anh ta làm". Một trong những ý nghĩa của câu nói này là nếu bạn suy nghĩ về công việc trong khi bạn đang ở bên cạnh gia đình, hoặc bạn nghĩ về gia đình khi bạn đang
làm việc, bạn sẽ không đạt được gì trong cả hai lĩnh vực đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc một cách chuyên tâm, khi trở về nhà, bạn sẽ có thể dành trọn tâm trí cho các mối quan hệ gia đình.
Trong khi cân nhắc giữa công việc và gia đình, bạn hãy thường xuyên tự đặt câu hỏi: "Sử dụng thời
gian của mình vào việc gì là thích hợp nhất?". Hãy cân nhắc xem liệu những điều mình đang làm hiện nay có ý nghĩa gì trong một tuần hay một năm tới không. Đừng quá bận tâm với những điều nhỏ nhặt và không thật sự quan trọng.
Bạn không cần phải là một "siêu nhân" mới có thể cân bằng giữa những đòi hỏi của công việc và
ước muốn của gia đình. Tuy nhiên, bạn phải thận trọng hơn, phải là người lên kế hoạch xuất sắc hơn, phải sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý hơn, và tiếp tục suy nghĩ về những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình trong cả hai lĩnh vực. Nếu bạn xem điều này như một mục tiêu và kiên trì làm việc hướng theo mục tiêu đó mỗi ngày, dần dần bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, và là một người hạnh phúc hơn. Đó mới là điều quan trọng hơn tất thảy.